Chiều 10/10, bãi biển Nhật Lệ đoạn qua phường Hải Thành, TP Đồng Hới ngập rác, cành cây và thân gỗ lớn. Người dân địa phương gọi đây là "lộc trời", khi nước lũ kéo theo gỗ vụn từ thượng nguồn rừng Trường Sơn chảy qua sông Kiến Giang, dạt về cửa biển. Họ chia thành từng nhóm, chuẩn bị sẵn dao, cưa và bì tải để nhặt củi và khai thác gỗ bị bị vùi trong cát.
Chiều 10/10, bãi biển Nhật Lệ đoạn qua phường Hải Thành, TP Đồng Hới ngập rác, cành cây và thân gỗ lớn. Người dân địa phương gọi đây là "lộc trời", khi nước lũ kéo theo gỗ vụn từ thượng nguồn rừng Trường Sơn chảy qua sông Kiến Giang, dạt về cửa biển. Họ chia thành từng nhóm, chuẩn bị sẵn dao, cưa và bì tải để nhặt củi và khai thác gỗ bị bị vùi trong cát.
Bà Nguyễn Thị Tứ, 56 tuổi, ở phường Quang Phú ngồi buộc từng bó củi, rồi chờ chồng mang xe chở về nhà để đun nấu. Bà cho biết, chỉ nửa ngày đã gom được gần một tấn củi vụn.
Bà Nguyễn Thị Tứ, 56 tuổi, ở phường Quang Phú ngồi buộc từng bó củi, rồi chờ chồng mang xe chở về nhà để đun nấu. Bà cho biết, chỉ nửa ngày đã gom được gần một tấn củi vụn.
Người đàn ông dùng cưa máy xẻ thân gỗ dài khoảng 3 m thành từng khúc để dễ vận chuyển.
Ông Lê Tiến, 50 tuổi (trái) cùng hai người hợp sức, xô khối gỗ vừa cưa lìa. "Những năm trước lũ nhỏ, không có hiện tượng này. Năm nay lũ lớn, gỗ và củi đổ về rất nhiều, ước tính hàng trăm tấn. Sáng giờ tôi đã gom được hơn 3 tấn để đem bán cho các lò gạch. Giá một tấn 600.000 đồng", ông Tiến nói.
Ông Lê Tiến, 50 tuổi (trái) cùng hai người hợp sức, xô khối gỗ vừa cưa lìa. "Những năm trước lũ nhỏ, không có hiện tượng này. Năm nay lũ lớn, gỗ và củi đổ về rất nhiều, ước tính hàng trăm tấn. Sáng giờ tôi đã gom được hơn 3 tấn để đem bán cho các lò gạch. Giá một tấn 600.000 đồng", ông Tiến nói.
Theo người dân, gỗ dạt vào bãi biển chủ yếu là gỗ vụn, bị mối mọt, hư hỏng.
Với những khúc gỗ lớn, dài 4 m, đường kính khoảng 40 cm, phải ba người hợp sức mới đưa được lên bờ.
Một phụ nữ gom củi vào bì tải, chậu nhôm, hoặc buộc lại thành từng bó để mang về nhà đun nấu.
Một gia đình chất củi lên xe đẩy tự chế để chở về nhà.
Một nhóm người tập kết gỗ gom được lên vỉa hè, sau đó thuê ôtô tải chở về nhà hoặc đưa đi tiêu thụ. Mỗi ngày, ôtô tải chở khoảng 2 chuyến với giá 600.000 đồng/chuyến.
Một nhóm người tập kết gỗ gom được lên vỉa hè, sau đó thuê ôtô tải chở về nhà hoặc đưa đi tiêu thụ. Mỗi ngày, ôtô tải chở khoảng 2 chuyến với giá 600.000 đồng/chuyến.
"Hôm nay, tôi gom được 6 tấn gỗ, đem bán cho các nhà máy giấy với giá hơn 500.000 đồng mỗi tấn. Sau khi trừ chi phí vận tải, lãi khoảng 2 triệu đồng", ông Nguyễn Văn Sửu, 53 tuổi nói.
"Hôm nay, tôi gom được 6 tấn gỗ, đem bán cho các nhà máy giấy với giá hơn 500.000 đồng mỗi tấn. Sau khi trừ chi phí vận tải, lãi khoảng 2 triệu đồng", ông Nguyễn Văn Sửu, 53 tuổi nói.
Khu vực người dân thu gom "lộc trời" trải dài hơn một km từ phường Quang Phú vào đến chợ Đồng Hới.
Tại khu vực cầu tạm bên cửa biển Nhật Lệ còn mắc lại những bó củi vụn. Nhiều người dân ra đứng xem, một số tìm cách vớt củi.
Từ đêm 6/10 đến nay, Quảng Bình xảy ra mưa lớn, lượng mưa từ 100 đến 700 mm. Địa phương có hơn 13.000 nhà dân bị ngập, tập trung tại các huyện Minh Hóa, Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Tại khu vực cầu tạm bên cửa biển Nhật Lệ còn mắc lại những bó củi vụn. Nhiều người dân ra đứng xem, một số tìm cách vớt củi.
Từ đêm 6/10 đến nay, Quảng Bình xảy ra mưa lớn, lượng mưa từ 100 đến 700 mm. Địa phương có hơn 13.000 nhà dân bị ngập, tập trung tại các huyện Minh Hóa, Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Người dân gom gỗ và củi ở cửa biển Nhật Lệ. Video: Đức Hùng
Đức Hùng