Sáng 16/12, lãnh đạo Bộ Quốc phòng dự tổng duyệt khai mạc triển lãm Quốc phòng quốc tế năm 2024 (khai mạc ngày 19/12).
Nhiều loại khí tài của Quân đội Nhân dân Việt Nam được trưng bày tại triển lãm. Trong ảnh là bệ phóng và đạn tên lửa phòng không S-125-2TM, có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly tối đa 35 km.
Sáng 16/12, lãnh đạo Bộ Quốc phòng dự tổng duyệt khai mạc triển lãm Quốc phòng quốc tế năm 2024 (khai mạc ngày 19/12).
Nhiều loại khí tài của Quân đội Nhân dân Việt Nam được trưng bày tại triển lãm. Trong ảnh là bệ phóng và đạn tên lửa phòng không S-125-2TM, có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly tối đa 35 km.
Tên lửa chống tăng 9K111 Fagot do Nga sản xuất, có thể khai hỏa tên lửa chiều dài 1020 mm, đường kính đạn 120 mm, nặng 11,5 kg. Tên lửa Fagot tiêu chuẩn có tầm bắn 2.000 m với tốc độ 200 m/s.
Tên lửa được lưu giữ trong ống vận chuyển/phóng đóng kín. Tên lửa được bắn từ bệ phóng 9P135 có thiết kế đế ba chân đơn giản. Hộp dẫn hướng tên lửa 9S451 được lắp vào giá ba chân, và ống phóng tên lửa lắp đặt phía trên. Trong quá trình bắn, xạ thủ phải liên tục theo dõi, duy trì mục tiêu nằm trên chữ thập kính ngắm cho đến khi đạn chạm tới mục tiêu.
Tên lửa chống tăng 9K111 Fagot do Nga sản xuất, có thể khai hỏa tên lửa chiều dài 1020 mm, đường kính đạn 120 mm, nặng 11,5 kg. Tên lửa Fagot tiêu chuẩn có tầm bắn 2.000 m với tốc độ 200 m/s.
Tên lửa được lưu giữ trong ống vận chuyển/phóng đóng kín. Tên lửa được bắn từ bệ phóng 9P135 có thiết kế đế ba chân đơn giản. Hộp dẫn hướng tên lửa 9S451 được lắp vào giá ba chân, và ống phóng tên lửa lắp đặt phía trên. Trong quá trình bắn, xạ thủ phải liên tục theo dõi, duy trì mục tiêu nằm trên chữ thập kính ngắm cho đến khi đạn chạm tới mục tiêu.
Tổ hợp phòng không tầm trung SPYDER do Israel chế tạo, sử dụng tên lửa tầm nhiệt Python-5 và tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động Derby, có khả năng phản ứng nhanh và cơ động cao, có thể phát hiện, tiêu diệt mục tiêu như máy bay có người lái và không người lái (UAV), trực thăng và tên lửa hành trình.
Tổ hợp phòng không tầm trung SPYDER do Israel chế tạo, sử dụng tên lửa tầm nhiệt Python-5 và tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động Derby, có khả năng phản ứng nhanh và cơ động cao, có thể phát hiện, tiêu diệt mục tiêu như máy bay có người lái và không người lái (UAV), trực thăng và tên lửa hành trình.
Tổ hợp radar phòng không tầm trung 3D VRS-MSSS trang bị cho lực lượng Phòng không do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel sản xuất. Đây là hệ thống có tính di động cao với khả năng phát hiện mục tiêu và xác định vị trí theo cả phạm vi, phương vị, độ cao và vận tốc.
Đây là radar giám sát phòng không cung cấp thông tin mục tiêu cho hệ thống C4ISR. Hệ thống này có khả năng xác định bạn hay thù bằng hệ thống Parol IFF tích hợp; chỉ định mục tiêu và hỗ trợ các chức năng dẫn đường của lực lượng không quân.
Tổ hợp radar phòng không tầm trung 3D VRS-MSSS trang bị cho lực lượng Phòng không do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel sản xuất. Đây là hệ thống có tính di động cao với khả năng phát hiện mục tiêu và xác định vị trí theo cả phạm vi, phương vị, độ cao và vận tốc.
Đây là radar giám sát phòng không cung cấp thông tin mục tiêu cho hệ thống C4ISR. Hệ thống này có khả năng xác định bạn hay thù bằng hệ thống Parol IFF tích hợp; chỉ định mục tiêu và hỗ trợ các chức năng dẫn đường của lực lượng không quân.
Xe nạp đạn cùng tên lửa P-28 của tổ hợp Redut-M, có tầm bắn 300 km, độ cao hành trình tối đa 7 km và tốc độ gần 1.400 km/h. Nếu phóng theo loạt nhiều quả, một tên lửa có thể bay cao để dùng radar bám bắt mục tiêu, đồng thời chia sẻ dữ liệu cho các quả đạn bay thấp hơn.
Trong giai đoạn lao đến mục tiêu, tên lửa P-28 sẽ hạ độ cao xuống 25-100 m để tránh radar phòng không, hạn chế thời gian phản ứng và khả năng đánh chặn của đối phương. Tên lửa P-28 được trang bị đầu đạn nặng 560 kg, có thể phá hủy nhiều loại chiến hạm, kể cả tàu sân bay và tàu đổ bộ hạng nặng, nếu đánh trúng đích.
Xe nạp đạn cùng tên lửa P-28 của tổ hợp Redut-M, có tầm bắn 300 km, độ cao hành trình tối đa 7 km và tốc độ gần 1.400 km/h. Nếu phóng theo loạt nhiều quả, một tên lửa có thể bay cao để dùng radar bám bắt mục tiêu, đồng thời chia sẻ dữ liệu cho các quả đạn bay thấp hơn.
Trong giai đoạn lao đến mục tiêu, tên lửa P-28 sẽ hạ độ cao xuống 25-100 m để tránh radar phòng không, hạn chế thời gian phản ứng và khả năng đánh chặn của đối phương. Tên lửa P-28 được trang bị đầu đạn nặng 560 kg, có thể phá hủy nhiều loại chiến hạm, kể cả tàu sân bay và tàu đổ bộ hạng nặng, nếu đánh trúng đích.
Tổ hợp radar giám sát trực tiếp tầm trung RV-02 do đơn vị quốc phòng của Việt Nam nghiên cứu, sản xuất. Đây là hệ thống sử dụng sóng mét hiện đại, phát hiện và bám quỹ đạo các đối tượng bao gồm cả các mục tiêu nhỏ như UAV và drone trên không, đồng thời hỗ trợ dẫn đường các mục tiêu phát hiện cho các trạm radar quân sự.
Tổ hợp radar giám sát trực tiếp tầm trung RV-02 do đơn vị quốc phòng của Việt Nam nghiên cứu, sản xuất. Đây là hệ thống sử dụng sóng mét hiện đại, phát hiện và bám quỹ đạo các đối tượng bao gồm cả các mục tiêu nhỏ như UAV và drone trên không, đồng thời hỗ trợ dẫn đường các mục tiêu phát hiện cho các trạm radar quân sự.
Tổ hợp tên lửa bờ РЕДУТ-М được dùng để tiêu diệt các tàu mặt nước, phương tiện vận tải trên biển và các công trình trên đảo, ven bờ biển. Hệ thống tên lửa có tầm bắn lên đến 300 km với độ cao hành trình 7.000 m; có thể mang tên lửa chiều dài 9,8 m và khối lượng trên 4 tấn.
Bệ phóng tự hành СПУ-35БЭ có tổng khối lượng 21 tấn, dài 13,75 m; rộng 2,86 m và cao 3,63 m. Độ cao đặt bệ phóng là 1.000 m so với mực nước biển. Xe bệ phóng có khả năng hành quân trên đường nhựa lên đến 50 km/h và 30 km/h với đường đất. Điểm ưu việt của Tổ hợp này là hệ thống đài điều khiển mặt đất СКАЛА-Э có thể dẫn cùng một lúc 4 tên lửa vào 4 mục tiêu khác nhau.
Tổ hợp tên lửa bờ РЕДУТ-М được dùng để tiêu diệt các tàu mặt nước, phương tiện vận tải trên biển và các công trình trên đảo, ven bờ biển. Hệ thống tên lửa có tầm bắn lên đến 300 km với độ cao hành trình 7.000 m; có thể mang tên lửa chiều dài 9,8 m và khối lượng trên 4 tấn.
Bệ phóng tự hành СПУ-35БЭ có tổng khối lượng 21 tấn, dài 13,75 m; rộng 2,86 m và cao 3,63 m. Độ cao đặt bệ phóng là 1.000 m so với mực nước biển. Xe bệ phóng có khả năng hành quân trên đường nhựa lên đến 50 km/h và 30 km/h với đường đất. Điểm ưu việt của Tổ hợp này là hệ thống đài điều khiển mặt đất СКАЛА-Э có thể dẫn cùng một lúc 4 tên lửa vào 4 mục tiêu khác nhau.
Tổ hợp radar phòng không tầm trung 3D VRS-MSSS trang bị cho lực lượng Phòng không do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel sản xuất. Đây là hệ thống có tính di động cao với khả năng phát hiện mục tiêu, tọa độ vị trí theo cả phạm vi, phương vị, độ cao và đo vận tốc. Đây là radar giám sát phòng không cung cấp thông tin mục tiêu cho hệ thống C4ISR.
Hệ thống này có khả năng xác định bạn hay thù bằng hệ thống Parol IFF tích hợp; chỉ định mục tiêu và hỗ trợ các chức năng dẫn đường của lực lượng không quân.
Tổ hợp radar phòng không tầm trung 3D VRS-MSSS trang bị cho lực lượng Phòng không do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel sản xuất. Đây là hệ thống có tính di động cao với khả năng phát hiện mục tiêu, tọa độ vị trí theo cả phạm vi, phương vị, độ cao và đo vận tốc. Đây là radar giám sát phòng không cung cấp thông tin mục tiêu cho hệ thống C4ISR.
Hệ thống này có khả năng xác định bạn hay thù bằng hệ thống Parol IFF tích hợp; chỉ định mục tiêu và hỗ trợ các chức năng dẫn đường của lực lượng không quân.
Một trong những sản phẩm tên lửa mà doanh nghiệp Nga Rosoboronexport mang đến triển lãm là tên lửa chống hạm Kh-35UE. Tên lửa này có tổng khối lượng 670 kg với riêng khối lượng đầu đạn là 145 kg, phạm vi bắn lên đến 260 km. Kh-35UE được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp, bao gồm thiết bị dẫn đường quán tính, khối dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ - thụ động.
Công nghệ của tên lửa này bảo đảm độ chính xác và khả năng đối phó trong điều kiện đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Kh-35UE có thể xác định và khóa tàu địch ở khoảng cách đến 50 km.
Một trong những sản phẩm tên lửa mà doanh nghiệp Nga Rosoboronexport mang đến triển lãm là tên lửa chống hạm Kh-35UE. Tên lửa này có tổng khối lượng 670 kg với riêng khối lượng đầu đạn là 145 kg, phạm vi bắn lên đến 260 km. Kh-35UE được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp, bao gồm thiết bị dẫn đường quán tính, khối dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ - thụ động.
Công nghệ của tên lửa này bảo đảm độ chính xác và khả năng đối phó trong điều kiện đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Kh-35UE có thể xác định và khóa tàu địch ở khoảng cách đến 50 km.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad do Liên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1963, bao gồm 40 ống phóng cỡ nòng 122 mm gắn trên khung gầm xe tải Ural-375D.
BM-21 Grad được đánh giá phát huy hiệu quả tốt khi bắn phá các mục tiêu trên diện rộng. Trong vòng 20 giây, một hệ thống Grad có thể đồng loạt bắn 40 quả rocket ở cự ly 5-21 km vào các mục tiêu trên khu vực rộng 140 km2. Mẫu pháo này được sử dụng phổ biến trên chiến trường xung đột Nga và Ukraine.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad do Liên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1963, bao gồm 40 ống phóng cỡ nòng 122 mm gắn trên khung gầm xe tải Ural-375D.
BM-21 Grad được đánh giá phát huy hiệu quả tốt khi bắn phá các mục tiêu trên diện rộng. Trong vòng 20 giây, một hệ thống Grad có thể đồng loạt bắn 40 quả rocket ở cự ly 5-21 km vào các mục tiêu trên khu vực rộng 140 km2. Mẫu pháo này được sử dụng phổ biến trên chiến trường xung đột Nga và Ukraine.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM "Pechora-2TM" (C125- 2TM) được thiết kế với khả năng tiêu diệt mục tiêu bay trong mọi điều kiện nhiễu, đồng thời có thể tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước trong một số tình huống.
Trên khí tài được trang bị 4 tên lửa đặc biệt. C125- 2TM có thể được triển khai chiến đấu độc lập, hoặc hiệp đồng chiến đấu trong thế trận phòng không nhờ khả năng tương thích với mọi chủng loại ra đa và các hệ thống thông tin chỉ huy phòng không.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM "Pechora-2TM" (C125- 2TM) được thiết kế với khả năng tiêu diệt mục tiêu bay trong mọi điều kiện nhiễu, đồng thời có thể tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước trong một số tình huống.
Trên khí tài được trang bị 4 tên lửa đặc biệt. C125- 2TM có thể được triển khai chiến đấu độc lập, hoặc hiệp đồng chiến đấu trong thế trận phòng không nhờ khả năng tương thích với mọi chủng loại ra đa và các hệ thống thông tin chỉ huy phòng không.
Tên lửa đất đối đất R-17E (Scud-B) là một trong những tên lửa đạn đạo phổ biến nhất của Liên Xô, với khoảng 7.000 quả được chế tạo và xuất hiện trong biên chế quân đội 32 nước. Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI) cho biết Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất sở hữu loại tên lửa này, với hàng chục quả được Liên Xô cung cấp năm 1981.
Tên lửa R-17E có tốc độ 4.940 km/h và tầm bắn 300 km, mang được nhiều loại đầu đạn khác nhau. Tên lửa được đặt trên xe bệ phóng (TEL) bánh hơi MAZ-543, tăng khả năng cơ động và ẩn náu trước các đợt tấn công của đối phương. Tổ hợp có thể sẵn sàng khai hỏa trong khoảng một giờ từ khi triển khai. Tên lửa này thường được sử dụng để tấn công mục tiêu cố định, không được gia cố của đối phương.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được tổ chức từ ngày 19 đến 22/12 tại sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội. Người dân tham quan triển lãm miễn phí từ 9h ngày 21/12 đến hết 22/12. Khu vực triển lãm có tổng diện tích hơn 100.000 m2 với 15.000 m2 trong nhà và 20.000 m2 ngoài trời.
Tên lửa đất đối đất R-17E (Scud-B) là một trong những tên lửa đạn đạo phổ biến nhất của Liên Xô, với khoảng 7.000 quả được chế tạo và xuất hiện trong biên chế quân đội 32 nước. Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI) cho biết Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất sở hữu loại tên lửa này, với hàng chục quả được Liên Xô cung cấp năm 1981.
Tên lửa R-17E có tốc độ 4.940 km/h và tầm bắn 300 km, mang được nhiều loại đầu đạn khác nhau. Tên lửa được đặt trên xe bệ phóng (TEL) bánh hơi MAZ-543, tăng khả năng cơ động và ẩn náu trước các đợt tấn công của đối phương. Tổ hợp có thể sẵn sàng khai hỏa trong khoảng một giờ từ khi triển khai. Tên lửa này thường được sử dụng để tấn công mục tiêu cố định, không được gia cố của đối phương.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được tổ chức từ ngày 19 đến 22/12 tại sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội. Người dân tham quan triển lãm miễn phí từ 9h ngày 21/12 đến hết 22/12. Khu vực triển lãm có tổng diện tích hơn 100.000 m2 với 15.000 m2 trong nhà và 20.000 m2 ngoài trời.
Giang Huy - Sơn Hà