GSCE là chứng chỉ tốt nghiệp THCS của Anh, được hiểu là chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông quốc tế (I/GSCE) ở nước ngoài. Với hệ thống giáo dục 13 năm phổ thông của Anh, học xong I/GCSE có nghĩa là tốt nghiệp THCS, nhưng lại tương đương lớp 11 của Việt Nam. Xong I/GSCE, học sinh có thể học tiếp hai năm trung học (A-levels) để vào đại học.
Học sinh, nếu chỉ tốt nghiệp THPT Việt Nam, thường không được vào thẳng các trường đại học của Anh, đặc biệt các trường đại học top đầu. Do vậy, học sinh muốn du học Anh thường có hai con đường: học các chương trình quốc tế (như A-levels, các chương trình IB, chương trình của các nước được công nhận như SACE của Australia...) hoặc các khóa học dự bị đại học.

Trường Kings Oxford của Kings Education tại Anh. Ảnh: Kings Hanoi
A-levels là chương trình THPT của Anh nhưng thông dụng trên toàn thế giới, với thời gian học 2 năm. Học sinh đăng ký 3 - 5 môn học phù hợp với nhu cầu trong danh sách môn do nhà trường cung cấp và đáp ứng yêu cầu ngành sẽ học ở đại học. Càng có nhiều điểm A* và A khi kết thúc chương trình, cơ hội trúng tuyển và nhận học bổng vào các trường đại học nổi tiếng càng cao. Vì thế, A-levels là lựa chọn tối ưu cho các bạn có lực học tốt, chịu được áp lực và có mong muốn vào các trường top đầu thế giới cũng như của Anh như Cambridge, Oxford.
Ngoài A-levels, học sinh có thể chọn học một năm dự bị đại học. Đặc biệt, học sinh học hết lớp 11 của Việt Nam dù không học IGCSE, cũng có thể theo hình thức này sau đó đi du học thay vì mất thêm 2 năm (một năm lớp 12 và một năm dự bị).
Ví dụ, với ALF - chương trình chuyển tiếp đại học Anh quốc của Kings Education - được xây dựng trên nền tảng A-levels nhưng tập trung và rút gọn còn một năm để bảo đảm nền tảng kiến thức cần nhất cho học sinh khi vào đại học.
Năm 2020, nhằm hỗ trợ học sinh không thể sang Anh học dự bị, Kings Education đã mở những khoá dự bị đầu tiên tại Việt Nam, giúp học sinh học xong IGCSE hoặc hoàn thành hết lớp 11, ngoài sang Anh học dự bị còn có thể học tại Việt Nam. ALF đã giúp học sinh vào được top 30 các trường đại học hàng đầu tại Anh như City, University of London; University of St. Andrews (top 3 tại Anh); London School of Economics (top 6 tại Anh) hoặc Đại học Sydney, Đại học Monash, Đại học Melbourne (Go8) và các trường đại học khác ở Australia cũng như châu Âu.

5 môn học trong chương trình Advanced Level Foundation gồm Toán học, Xử lý dữ liệu, Nghiên cứu Kinh doanh, Kinh tế học, Giao tiếp và kỹ năng học tập. Ảnh: Kings Hanoi
Điểm giống và khác nhau giữa A-Levels và các chương trình dự bị như ALF
Chương trình học. Cả A-levels và ALF có format giống nhau với 5 môn học, gồm 3 môn chính và 2 môn tự chọn giúp học sinh chuẩn bị tốt về kiến thức, kỹ năng và ngôn ngữ trước khi chính thức đi du học.
Bằng cấp. Cả hai đều là bằng cấp quốc tế. Vì là bằng THPT nên A-levels có độ công nhận tự động tuyệt đối, còn bằng ALF đang ngày càng được nhiều trường đại học trên thế giới công nhận.

Học sinh Nông Anh Vũ - chương trình ALF khóa 3 tại Kings Hanoi, đỗ City, University of London, Anh. Ảnh: Kings Hanoi
Kết quả học tập. Việc vào được các trường đại học mong muốn phụ thuộc vào kết quả học tập. Để đạt ba điểm A*A*A* của A-levels không dễ, đòi hỏi năng lực học tập và sự nỗ lực vượt bậc của học sinh. Trong khi đó, với ALF, học sinh tốt nghiệp với điểm 80% trở lên sẽ được công nhận tương đương A*A*A*. Trong 2 khóa gần nhất của Kings Hanoi, đều có học sinh đạt điểm số này và đã vào được các trường đại học top đầu của Anh và Australia.
Thời gian học. Trong khi A-levels mất 2 năm để học sinh hoàn thành và nhận bằng tốt nghiệp thì ALF là "con đường rút gọn" với 9 tháng học toàn thời gian, học sinh có thể nhận bằng tốt nghiệp và apply vào nhiều trường đại học trên toàn cầu mà không cần điểm A-Levels hay điểm lớp 12.
Thế Đan
Phụ huynh và học sinh tham khảo thêm về chương trình ALF tại Kings Hanoi tại đây hoặc liên hệ 090 229 8558 hay fanpage Kings Hanoi để được tư vấn cụ thể về chương trình và lộ trình phù hợp.