Từ bao đời nay, nghề làm hủ tiếu được nhiều gia đình ở quận Cái Răng, Cần Thơ duy trì như nét truyền thống của địa phương.
Ông Dương Văn Của, 49 tuổi (thứ hai từ trái qua) cho hay, ông bắt đầu làm công việc này từ năm 1982. "Làm hủ tiếu không chỉ là nghề truyền thống của gia đình tôi mà còn nhiều người dân khác sống ở quanh khu An Bình này. Tôi học việc từ ông bà khi còn nhỏ rồi và theo nghề đã gần 30 năm", ông Của nói.
Từ bao đời nay, nghề làm hủ tiếu được nhiều gia đình ở quận Cái Răng, Cần Thơ duy trì như nét truyền thống của địa phương.
Ông Dương Văn Của, 49 tuổi (thứ hai từ trái qua) cho hay, ông bắt đầu làm công việc này từ năm 1982. "Làm hủ tiếu không chỉ là nghề truyền thống của gia đình tôi mà còn nhiều người dân khác sống ở quanh khu An Bình này. Tôi học việc từ ông bà khi còn nhỏ rồi và theo nghề đã gần 30 năm", ông Của nói.
Vừa đặt chân đến căn nhà lợp mái lá nằm sâu trong con đường làng, bạn sẽ bắt gặp cảnh khói bốc nghi ngút quanh chiếc lò, theo ông Của, tuổi thọ của nó đã hơn nửa thế kỷ. Từ 4h sáng, lò được nổi lửa đợi khoảng nửa tiếng cho nước sôi thì bắt đầu đổ bột.
Hiện công việc tại lò hủ tiếu này được người thân gồm vợ, con cháu và anh em của ông Của cùng nhau làm.
Vừa đặt chân đến căn nhà lợp mái lá nằm sâu trong con đường làng, bạn sẽ bắt gặp cảnh khói bốc nghi ngút quanh chiếc lò, theo ông Của, tuổi thọ của nó đã hơn nửa thế kỷ. Từ 4h sáng, lò được nổi lửa đợi khoảng nửa tiếng cho nước sôi thì bắt đầu đổ bột.
Hiện công việc tại lò hủ tiếu này được người thân gồm vợ, con cháu và anh em của ông Của cùng nhau làm.
Ông Quách Tĩnh (sinh năm 1964), anh họ ông Của, cho biết, cách pha bột tại nhà không có gì khác biệt so với các lò trong vùng. Muốn sợi hủ tiếu có màu trắng đục, thơm thì phải chọn được loại gạo ngon. Công đoạn pha bột được làm từ đêm hôm trước.
"Bột năng và bột gạo được pha theo tỷ lệ cùng nước sạch, để lắng qua đêm là sáng hôm sau có thể dùng tráng bánh", ông Tĩnh giải thích khi có du khách thắc mắc về quy trình làm.
Ông Quách Tĩnh (sinh năm 1964), anh họ ông Của, cho biết, cách pha bột tại nhà không có gì khác biệt so với các lò trong vùng. Muốn sợi hủ tiếu có màu trắng đục, thơm thì phải chọn được loại gạo ngon. Công đoạn pha bột được làm từ đêm hôm trước.
"Bột năng và bột gạo được pha theo tỷ lệ cùng nước sạch, để lắng qua đêm là sáng hôm sau có thể dùng tráng bánh", ông Tĩnh giải thích khi có du khách thắc mắc về quy trình làm.
Công đoạn tráng bánh đòi hỏi người làm phải nhanh tay lấy bánh ngay khi bột chín để trên rá tre. "Nếu chậm tay, bánh sẽ bị dính, khó lấy khỏi nồi, thậm chí bị rách", vợ ông Của nói. Thời gian hấp chín bột khoảng 1 - 2 phút.
Công đoạn tráng bánh đòi hỏi người làm phải nhanh tay lấy bánh ngay khi bột chín để trên rá tre. "Nếu chậm tay, bánh sẽ bị dính, khó lấy khỏi nồi, thậm chí bị rách", vợ ông Của nói. Thời gian hấp chín bột khoảng 1 - 2 phút.
Thoạt nhìn, chiếc lò tráng bánh hủ tiếu không khác gì lò làm bánh cuốn, tuy nhiên kích thước to hơn.
Thoạt nhìn, chiếc lò tráng bánh hủ tiếu không khác gì lò làm bánh cuốn, tuy nhiên kích thước to hơn.
Mỗi chiếc ré tre dài gần 2 m, phơi được 4 chiếc bánh. Theo ông Của, thời tiết là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của sợi hủ tiếu. "Bánh cần một đến 2 con nắng mới ráo và phải biết canh những ngày nắng gắt để bánh không bị quá khô", ông Của nói.
Mỗi chiếc ré tre dài gần 2 m, phơi được 4 chiếc bánh. Theo ông Của, thời tiết là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của sợi hủ tiếu. "Bánh cần một đến 2 con nắng mới ráo và phải biết canh những ngày nắng gắt để bánh không bị quá khô", ông Của nói.
Bánh sau khi phơi nắng sẽ được đưa vào cắt. Đều tăm tắp, ông Tĩnh đặt miếng bánh lên trên máy. Những sợi hủ tiếu to tròn trôi ra ở đầu bên kia, nơi có đôi bàn tay của chị Hai, em ông Của đợi sẵn.
Bánh sau khi phơi nắng sẽ được đưa vào cắt. Đều tăm tắp, ông Tĩnh đặt miếng bánh lên trên máy. Những sợi hủ tiếu to tròn trôi ra ở đầu bên kia, nơi có đôi bàn tay của chị Hai, em ông Của đợi sẵn.
Hiện tại, lò nhà ông Của sản xuất 5 loại hủ tiếu. Ngoài loại cơ bản có màu trắng đục, có thêm 4 màu khác từ lá cẩm, nghệ, trái gấc và lá dứa. Chủ lò cho biết, các loại trên mới đưa vào sản xuất để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Hủ tiếu ở đây sau khi đóng gói, ngoài làm quà để khách đến tham quan mua sắm, sẽ được chuyển đến các cửa hàng ở Cần Thơ và nhiều tỉnh, thành lân cận như Trà Vinh, Vĩnh Long, TP HCM.
Hiện tại, lò nhà ông Của sản xuất 5 loại hủ tiếu. Ngoài loại cơ bản có màu trắng đục, có thêm 4 màu khác từ lá cẩm, nghệ, trái gấc và lá dứa. Chủ lò cho biết, các loại trên mới đưa vào sản xuất để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Hủ tiếu ở đây sau khi đóng gói, ngoài làm quà để khách đến tham quan mua sắm, sẽ được chuyển đến các cửa hàng ở Cần Thơ và nhiều tỉnh, thành lân cận như Trà Vinh, Vĩnh Long, TP HCM.
"Năm 1991 lò hủ tiếu của gia đình nằm ngoài lộ, đón đông khách Nhật. Đến năm 1995, khi gia đình dời vào sâu trong làng, ở vị trí hiện tại, thì lò mới bắt đầu có khách Âu ghé chân", ông Của nói. Khách đến đây không chỉ tìm hiểu quy trình thực hiện mà còn được trải nghiệm đổ bánh và mua sản phẩm về làm quà. Ảnh: Thái Tăng Tùng.
"Năm 1991 lò hủ tiếu của gia đình nằm ngoài lộ, đón đông khách Nhật. Đến năm 1995, khi gia đình dời vào sâu trong làng, ở vị trí hiện tại, thì lò mới bắt đầu có khách Âu ghé chân", ông Của nói. Khách đến đây không chỉ tìm hiểu quy trình thực hiện mà còn được trải nghiệm đổ bánh và mua sản phẩm về làm quà. Ảnh: Thái Tăng Tùng.
Lò hủ tiếu Chín Của nằm gần chợ nổi Cái Răng. Bạn có thể sắp xếp lịch trình đến đây bằng thuyền ngay sau khi tham quan chợ nổi. Hoặc nếu đi bằng đường bộ, bạn có thể chạy đến Lộ Vòng Cung (Đường 923), rồi rẽ vào hẻm 476, chạy thêm một đoạn là đến.
Điểm này không thu phí tham quan. Giá mỗi kg hủ tiếu từ 40.000 đồng, tuỳ loại.
Lò hủ tiếu Chín Của nằm gần chợ nổi Cái Răng. Bạn có thể sắp xếp lịch trình đến đây bằng thuyền ngay sau khi tham quan chợ nổi. Hoặc nếu đi bằng đường bộ, bạn có thể chạy đến Lộ Vòng Cung (Đường 923), rồi rẽ vào hẻm 476, chạy thêm một đoạn là đến.
Điểm này không thu phí tham quan. Giá mỗi kg hủ tiếu từ 40.000 đồng, tuỳ loại.
Phong Vinh