Vasanti, 28 tuổi, đang mang thai cho cặp vợ chồng Nhật Bản. Với công việc này, cô sẽ được trả 8.000 đôla, đủ để mua căn nhà mới và gửi hai con (5 và 7 tuổi) tới một trường nói tiếng Anh. Cô sẽ dành 9 tháng tới sống ở một khu nhà cùng với 100 người đẻ thuê khác, tất cả đều là bệnh nhân của tiến sĩ Nayna Patel. "Lò đẻ thuê" này có tên gọi đầy đủ là Bệnh viện sản khoa Akanksha, do tiến sĩ Nanya Patel điều hành. Nó kết nối các cặp vợ chồng muốn có con và những phụ nữ nghèo khổ sẵn sàng sinh con giúp. Mọi việc bắt đầu từ năm 2003, khi hôn nhân của một phụ nữ trẻ gần như sụp đổ do cô không thể có bầu. Mẹ cô đã mang thai hộ cháu mình. Sau đó, nhu cầu đẻ thuê bắt đầu xuất hiện, trung tâm của tiến sĩ Patel ra đời đáp ứng yêu cầu đó. Hiện có khoảng 350 phụ nữ đẻ thuê trong thị trấn này. Danh sách cặp vợ chồng chờ con đã tới hơn 100. Trung tâm này trở thành bệnh viện đẻ thuê nổi tiếng nhất với người châu Âu. Có khoảng 10 bà bầu đẻ thuê trong mỗi phòng. Họ được ăn uống đầy đủ và uống vitamin, đồng thời được khuyến khích nghỉ ngơi. Tuy vậy, một số phụ nữ vẫn không thực sự thoải mái. Họ nhớ nhà, nhớ chồng con. Luật của nhà sinh cấm phụ nữ quan hệ khi mang thai, và nhấn mạnh rằng cả bác sĩ, bệnh viện lẫn cặp vợ chồng nhờ đẻ thuê sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ biến chứng nào. Nếu người đẻ thuê mang thai đôi, cô sẽ nhận mức tiền cao hơn - 10.000 đôla. Nếu sảy thai trong 3 tháng đầu, cô sẽ nhận được 600 đôla. Cặp vợ chồng thuê đẻ phải trả khoảng 28.000 đôla cho ca mang thai thành công. Trong ảnh là tiến sĩ Nayna Patel kiểm tra cho một bà bầu đẻ thuê. Tiến sĩ Nayna Patel cùng với người phụ nữ đẻ thuê, cặp vợ chồng nhờ đẻ hộ và hai bé mới sinh của họ. Thuận An (theo BBC, Thesundaytimes, sify.com)Khát con, gian nan tìm người mang thai hộ Tiền tỷ cho một lần mang thai hộ Thuê người đẻ con vì ế vợ