Tối 24/1 (25 tháng Chạp), tại con hẻm trên đường Lãnh Bình Thăng, hơn 10 thành viên gia đình anh Hà Quỷnh Vinh cùng nhau làm bánh tổ để bán. Trong con hẻm rộng gần ba mét, hàng chục khay bánh được xếp sát nhà, chờ khô trước khi đóng thùng giao cho khách.
Anh Vinh cho biết, loại bánh này rất phổ biến, là đồ cúng không thể thiếu trong ngày Tết của người Hoa ở TP HCM. Nhà anh ba đời làm bánh tổ, đến nay cũng hơn 50 năm theo nghề. "Bình thường cả nhà làm đủ nghề nhưng cứ một tuần trước Tết là quây quần làm bánh tổ từ sáng đến tối mịt", người đàn ông 47 tuổi nói.
Tối 24/1 (25 tháng Chạp), tại con hẻm trên đường Lãnh Bình Thăng, hơn 10 thành viên gia đình anh Hà Quỷnh Vinh cùng nhau làm bánh tổ để bán. Trong con hẻm rộng gần ba mét, hàng chục khay bánh được xếp sát nhà, chờ khô trước khi đóng thùng giao cho khách.
Anh Vinh cho biết, loại bánh này rất phổ biến, là đồ cúng không thể thiếu trong ngày Tết của người Hoa ở TP HCM. Nhà anh ba đời làm bánh tổ, đến nay cũng hơn 50 năm theo nghề. "Bình thường cả nhà làm đủ nghề nhưng cứ một tuần trước Tết là quây quần làm bánh tổ từ sáng đến tối mịt", người đàn ông 47 tuổi nói.
Bánh tổ đọc theo âm tiếng Hoa là “nián gao”, có nghĩa là năm mới cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn năm cũ, là món không thể thiếu trên bàn thờ dịp Tết. Bánh có màu vàng đỏ với ý nghĩa may mắn, hình tròn tượng trưng cho sự vẹn toàn và viên mãn.
Bánh tổ đọc theo âm tiếng Hoa là “nián gao”, có nghĩa là năm mới cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn năm cũ, là món không thể thiếu trên bàn thờ dịp Tết. Bánh có màu vàng đỏ với ý nghĩa may mắn, hình tròn tượng trưng cho sự vẹn toàn và viên mãn.
Bé Ưng Tú Giang, 15 tuổi, xếp các khay bánh lên kệ rồi phơi trong khoảng ba tiếng cho nguội và cứng lại. "Bánh ngon là phải có lớp ngoài bóng mịn, dễ cắt lát, màu vàng tươi bắt mắt", Giang nói.
Bé Ưng Tú Giang, 15 tuổi, xếp các khay bánh lên kệ rồi phơi trong khoảng ba tiếng cho nguội và cứng lại. "Bánh ngon là phải có lớp ngoài bóng mịn, dễ cắt lát, màu vàng tươi bắt mắt", Giang nói.
Sau khi bánh khô, anh Hạ Cảnh Quang, 35 tuổi in con dấu lên mặt trên của bánh.
Công đoạn cuối là cát lớp vỉ bọc nilon thừa trên bánh. Công việc làm bánh sẽ kết thúc vào hai ngày trước Tết. Giá bán sỉ từ 12.000 đến 48.000 đồng, phần lớn giao ở các khu chợ của người Hoa tại TP HCM.
"Bánh tổ có thể để cả tháng, khi ăn nên rửa sạch, cắt nhỏ rồi chiên với trứng. Tuy nhiên đa phần bánh này người Hoa để cúng là chính, ít ai ăn", chủ tiệm cho biết.
Công đoạn cuối là cát lớp vỉ bọc nilon thừa trên bánh. Công việc làm bánh sẽ kết thúc vào hai ngày trước Tết. Giá bán sỉ từ 12.000 đến 48.000 đồng, phần lớn giao ở các khu chợ của người Hoa tại TP HCM.
"Bánh tổ có thể để cả tháng, khi ăn nên rửa sạch, cắt nhỏ rồi chiên với trứng. Tuy nhiên đa phần bánh này người Hoa để cúng là chính, ít ai ăn", chủ tiệm cho biết.
Nhiều người ghé xưởng làm bánh của anh Vinh để mua trực tiếp. "Tôi mua ở lò bánh này hơn 20 năm nay, mua sỉ nên rẻ lắm. Tết nào cũng mua về cúng và biếu họ hàng", chị Trình Phương Nhi, 30 tuổi cho biết.
Nhiều người ghé xưởng làm bánh của anh Vinh để mua trực tiếp. "Tôi mua ở lò bánh này hơn 20 năm nay, mua sỉ nên rẻ lắm. Tết nào cũng mua về cúng và biếu họ hàng", chị Trình Phương Nhi, 30 tuổi cho biết.
Quỳnh Trần