Chào bạn zcx232. Tôi thật sự ngạc nhiên khi biết với một thời gian ngắn dạo chơi trên "mã nguồn mở" mà bạn đã đầy phấn khích và hào hứng đến như vậy.
Tôi biết rằng để cấu hình cho một PC chạy Linux và các ứng dụng thay thế cho Windows truyền thống thì không hề đơn giản chút nào. Tôi nghĩ, bạn chắc chưa bao giờ gặp phải những rắc rối khi cố cài đặt một trình điều khiển thiết bị (driver) và làm cho nó hoạt động như nó được thiết kế.
Tôi cũng chắc rằng bạn sẽ khổ sở vô cùng khi cố gắng phục hồi lại một tệp tin mà mình vô tình xoá nhầm. Chả gì bực hơi khi đĩa cứng của bạn đã hết dung lượng và bạn cần lắp thêm một ổ đĩa khác nhưng lại không biết làm thế nào để có thể sử dụng được cái đĩa mới này, để sửa lại một bức ảnh hay copy các ảnh chụp từ camera của mình vào máy tính... Còn rất nhiều ví dụ khác có thể xem như những điều tối cần thiết mà các hệ đièu hành Linux phổ biến hiện nay chưa thể cung cấp được cho người dùng phổ thông.
Là một người có chút kiến thức và hiểu biết về các hệ thống Unix thương mại (SUN, HP-UNIX,AIX và FreeBSD) sau này là Linux với các dòng Redhat cho ứng dụng Enterprise, hay các dòng HardLinux dùng cho thiết bị nhúng, PDA, bộ định tuyến cao cấp, các multilayered switch, tôi muốn nói với bạn rằng, Linux hiện tại chỉ là sự lựa chọn thích hợp cho các ứng dụng server với chi phí thấp.
Cộng đồng phát triển Linux luôn gặp khó khăn trong việc hợp tác với các nhà sản xuất để có thể nhận được sự hỗ trợ của họ. Rất nhiều thiết bị hiện tại chưa thể cài đặt và cấu hình hay làm việc "đàng hoàng" được trên Linux. Rất nhiều thiết bị của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông chỉ làm việc được trên các máy chủ Windows mà không thể nào cài đặt và sử dụng được trên các máy tính chạy Linux. Đơn giản là vì họ không cung cấp trình điều khiển đi kèm. Với những tình huống này thì người sử dụng buộc phải viết ra driver cho riêng thiết bị mình cần dùng (tất nhiên để làm được việc này bạn phải có kiến thức của một chuyên gia). Tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ trên thực tế đã gặp.
Bạn đừng nên khoác cho Linux cái áo quá to mà ngay cả những người phát triển nó cũng chưa thể hiện thực được những mong muốn của họ cũng như kỳ vọng của người dùng.
Tôi thấy thật sự e ngại nếu như có một ai đó bặt buộc mình đưa ra một phép so sánh về hai hệ điều hành này với những tiêu chí đã ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người khi định nghĩa về tin học, vì xuất phát điểm của Windows và Linux là khác nhau cũng như ý tưởng thiết kế ban đầu ra chúng.
Hiện tại, tôi cũng là một lập trình viên chuyên gia công phầm mềm cho một công ty Mỹ ở VN, đôi lúc vẫn phải sử dụng C, C++, C# để viết theo yêu cầu của khách hàng. Có khi tôi vẫn phải dùng Java để thực hiện những yêu cầu khác, tôi thấy hai công nghệ này đều có những cái hay và những mặt hạn chế của nó khi nói về tốc độ thực thi. Vấn đề là phụ thuộc khách hàng và thị trường nữa, bạn ạ. Bạn nên biết số lượng lập trình viên trên thế giới hiện đang phát triển theo công nghệ của Microsoft chiến gần 3/4 số lượng các lập trình viên trên thế giới, Vậy theo bạn thì cái .Net của Bill Gates là đồ vứt đi sao?
Tony Le