Theo bác sĩ Lee Kim Shang, Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, việc sử dụng proton trong y học xạ trị xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây nhờ những tiến bộ trong công nghệ, năng lực tính toán và chẩn đoán hình ảnh. Trong đó, proton là các hạt điện tích dương được tách ra từ nguyên tử hydro, sau đó được đưa vào máy gia tốc hạt cyclotron hoặc synchrotron. Sau đó, nam châm siêu dẫn di chuyển các hạt proton được gia tốc thông qua hệ thống vận chuyển chùm tia, hạt proton đến khối u ở bất kỳ độ sâu nào trong cơ thể.
Các hạt proton giảm tốc nhanh đồng thời tích tụ nhiều năng lượng, tập hợp đến đỉnh điểm sau đó giải phóng năng lượng ở mức cao nhất. Cơ chế này gọi là đỉnh bragg, nhắm trúng vào khối u. Các tế bào nằm ngoài đỉnh Bragg sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do có rất ít hoặc không có tia xạ trong mô khỏe mạnh. Từ đó, tác dụng phụ lâu dài thấp hơn hoặc ít nghiêm trọng hơn.
Còn xạ trị truyền thống sử dụng các tia photon, phân tán dọc theo đường đi đến khối u được nhắm tới. Phương pháp này khiến tia xạ có thể gây tổn thương mô và cơ quan còn lành lặn xung quanh khối u, dẫn tới tác dụng phụ lâu dài.
Ngoài ra, phương pháp proton mang lại các lợi ích khác, như: giảm nguy cơ ung thư thứ phát; tăng liều an toàn, giúp tỷ lệ sống sót cao hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh ác tính do tia xạ ở bệnh nhân trẻ tuổi, nguy cơ tác dụng phụ và độc tính thấp hơn đáng kể...
Ví dụ khi điều trị u não, độ chính xác của liệu pháp proton giúp giảm ảnh hưởng đến IQ sau này. Khi điều trị cho trẻ nhỏ, liệu pháp proton giúp tránh ảnh hưởng lâu dài như giảm khả năng sinh sản, rối loạn tăng trưởng, ung thư thứ phát và rối loạn chức năng nội tiết.
Phương pháp này có thể áp dụng trong điều trị ung thư ở các vị trí gồm não, thực quản, đường tiêu hóa, đầu và cổ, gan, ung thư hạch, tuyến tiền liệt, mô mềm và cột sống. Liệu pháp proton cũng có thể kết hợp với các phương thức điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nội tiết tố.
Bác sĩ Lee Kim Shang lưu ý phương pháp này cần chỉ định chặt chẽ. Nhóm có nhiều khả năng hưởng lợi từ liệu pháp proton là bệnh nhân với khối u lớn hoặc sâu nằm quanh các cơ quan nhạy cảm hoặc bệnh nhân nhi nhạy cảm cao với tia xạ. Bệnh nhân có khối u nhỏ và nông, không xâm lấn ảnh hưởng các tế bào trên bề mặt, ít hưởng lợi từ phương pháp xạ trị mới này. Vì vậy, liệu pháp proton không thay thế xạ trị truyền thống, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn điều trị đối với từng bệnh nhân.
Văn Hà
Liên hệ văn phòng đại diện Tập đoàn y tế IHH Singapore tại TP HCM để được hỗ trợ thêm thông tin.
Địa chỉ: tòa nhà Charmington La Pointe, Block B, tầng 3, căn hộ số 311, số 181 Cao Thắng (nối dài), phường 12, quận 10.
Hỗ trợ 24/7: (84) 0983 949 702
Tel: (84) 28. 3636 5991 - 028. 3636 5994
Email: hochiminh.vn@ihhhealthcare.com