Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư. Các yếu tố nguy cơ chính gồm hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc thụ động, ô nhiễm không khí và nguy cơ nghề nghiệp.
Các triệu chứng thường xuất hiện muộn, bao gồm ho dai dẳng, đau ngực, khó thở, sụt cân. Nếu phát hiện sớm qua sàng lọc, nhất là nhóm nguy cơ cao, có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống với các liệu pháp điều trị.
Theo GS. BS. Yasuo Saijo - chuyên gia Nội ung thư tại Bệnh viện Quốc tế (AIH), để tăng cơ hội sống, ông đặc biệt chú trọng việc cá thể hóa phác đồ điều trị dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Giáo sư thường sử dụng liệu pháp miễn dịch, điều trị nhắm trúng đích để giúp cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Trong đó, liệu pháp miễn dịch được ông đánh giá là tối ưu và có hiệu quả cao, giúp tăng khả năng sống cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 sau 5 năm từ 25% lên 48%. Mới đây, giáo sư Yasuo đã chia sẻ với VnExpress về những lưu ý khi điều trị bằng liệu pháp này.
- Theo giáo sư, cách điều trị ung thư phổi những năm gần đây có gì khác biệt, nhất là khi liệu pháp miễn dịch được áp dụng rộng rãi?
- Tại Nhật Bản, tỷ lệ sống sau 5 năm của nhiều bệnh nhân ung thư phổi chỉ đạt 25% trong giai đoạn 1997-1999. Dữ liệu mới nhất cho thấy con số này đã cải thiện đến 48% trong hai năm 2014-2015. Với ung thư phổi giai đoạn 4 chỉ điều trị bằng thuốc, 8,1% bệnh nhân đã sống hơn 5 năm vào năm 2015.
Đây cũng là thời điểm liệu pháp miễn dịch bắt đầu được áp dụng. Nhờ đó, kết quả điều trị hiện nay được cải thiện đáng kể. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy hơn 20% bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 đã sống được 5 năm.
- Các loại thuốc miễn dịch khác biệt như thế nào so với phương pháp điều trị truyền thống như hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư phổi?
- Hóa trị truyền thống không chỉ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư mà còn loại bỏ cả tế bào bình thường. Phương pháp này chỉ hiệu quả khi thuốc ở trong cơ thể nên giới hạn thời gian khá ngắn. Còn xạ trị chỉ hiệu quả với khu vực được chiếu xạ, là liệu pháp điều trị tại chỗ.
Trong khi liệu pháp miễn dịch giúp phục hồi hệ miễn dịch của con người, hỗ trợ "chiến đấu" và tiêu diệt các tế bào ung thư. Khi hệ miễn dịch phục hồi, tác dụng sẽ kéo dài hơn, thậm chí có cơ hội chữa khỏi.
Liệu pháp này thường phù hợp với bệnh nhân ung thư phổi có bộc lộ PD-L1 lớn hơn 1% vì tế bào này là "mục tiêu" các thuốc miễn dịch nhắm tới. Mức độ bộc lộ cao hơn thường cho thấy khả năng đáp ứng cao hơn với các chất ức chế kiểm soát miễn dịch (ICI), giúp ngăn chặn tín hiệu ức chế phản ứng chống lại tế bào ung thư. ICI gồm hai loại, ức chế CTLA-4 và PD-L1.
- Liệu pháp này có tác dụng phụ không và làm sao để ức chế?
- Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch khác với hóa trị truyền thống. Cách điều trị này kích thích hệ miễn dịch của chúng ta, do đó đôi khi cũng tấn công các tế bào bình thường, khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng giống bệnh tự miễn.
- Các biến đổi về gene hoặc đặc điểm khối u ảnh hưởng thế nào đến việc lựa chọn liệu pháp miễn dịch?
- Hồ sơ di truyền của bệnh nhân và đặc điểm khối u ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn liệu pháp miễn dịch. Các khối u có tỷ lệ đột biến cao thường đáp ứng tốt hơn vì chúng sản xuất nhiều neoantigen hơn để kích thích hệ miễn dịch. Thêm vào đó, các khối u có bộc lộ PD-L1 cao có khả năng đáp ứng tốt hơn với các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, khiến mức độ PD-L1 trở thành yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị.
Hiện liệu pháp tân bổ trợ kết hợp ICI và hóa trị được cho là tối ưu khi giúp cải thiện thời gian sống tổng thể ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IB-IIIA. Bệnh viện Raffles Singapore đang tiến hành một số thực nghiệm lâm sàng mới với các loại ức chế điểm miễn dịch và thuốc nhắm trúng đích khác.
Tham gia các thực nghiệm này, bệnh nhân có cơ hội tiếp cận các loại thuốc mới miễn phí. Bệnh nhân ung thư phổi có thể đăng ký để được thực nghiệm điều trị miễn phí.
- Theo bác sĩ, đâu là thách thức và cơ hội trong việc sử dụng liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư phổi?
- Rõ rệt nhất là liệu pháp miễn dịch không hiệu quả với tất cả bệnh nhân ung thư phổi. tác dụng của thuốc dù có dài hơn hóa trị nhưng vẫn có giới hạn. Làm thế nào để cải thiện hai yếu tố này và mang lại hiệu quả lớn hơn cho bệnh nhân là thách thức lớn nhất ở hiện tại.
- Trong quá trình điều trị, những ca bệnh nào được chữa khỏi hoặc thành công kéo dài thời gian sống nhờ liệu pháp này?
- Chúng tôi đã điều trị thành công nhiều bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn và các loại ung thư khác bằng liệu pháp miễn dịch, đạt được kiểm soát lâu dài ở nhiều trường hợp. Một trong những ca nổi bật nhất là bệnh nhân nữ 63 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi tuyến giai đoạn 4B (cT2aN2bM1c2) mà không có đột biến gen điều khiển và có bộc lộ PD-L1 là 5%.
Sau điều trị dòng đầu với xạ trị, bà đã trải qua bốn chu kỳ pembrolizumab kết hợp với hóa trị, sau đó duy trì điều trị pembrolizumab trong ba năm. Hiện bà đang sống không có triệu chứng của bệnh. Điều này phần nào cho thấy tiềm năng đáng kể của liệu pháp miễn dịch trong việc xử trí các bệnh ung thư giai đoạn muộn.
Thy An
Raffles Medical Group thành lập tại Singapore năm 1976, là một trong những tập đoàn y tế hàng đầu khu vực. Đơn vị cung cấp dịch chăm sóc sức khỏe toàn diện với hệ thống phòng khám đa khoa Raffles Medical và các bệnh viện tuyến đầu, có mặt tại 14 thành phố châu Á ở 5 quốc gia (Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Việt Nam).
Tháng 10/2023, Raffles Medical Group tại Singapore trở thành đối tác chiến lược với Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Mỹ Mỹ, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tại TP HCM. Hai bên cam kết thúc đẩy, phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng người Việt và người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Phòng khám chuyên gia nước ngoài Raffles tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 3, Bệnh viện Quốc tế Mỹ, 199 Nguyễn Hoàng, An Phú, Thủ Đức, TP HCM
Hotline: 0907533680
Email: aih_expatriatecare@rafflesmedical.com
Phòng khám Raffles Medical
Địa chỉ: 285B Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM
Hotline: 0947815338 - 0912175162
Email: hcm@rafflesmedical.com