Đơn cử, một nhà đầu tư nắm giữ lượng lớn cố phiểu với giá mua vào 30.000 đồng/cổ phiếu với điểm kích hoạt cắt lỗ kỳ vọng là 28.000 đồng. Khi giá không tăng như kỳ vọng mà giảm xuống đến 28.000 đồng, lệnh Stop loss sẽ được tự động thực hiện giúp nhà đầu tư hạn chế thua lỗ.
Trong chứng khoán, có 2 loại lệnh Stop loss cơ bản là Stop loss mua và Stop loss bán. Dù chiều hướng lệnh ngược nhau nhưng chúng đều giúp nhà đầu tư tránh bị thua lỗ trên thị trường.
- Lệnh Stop loss bán: là lệnh tự động thực hiện lệnh bán cổ phiếu khi nó đạt ở mức nhất định. Trong trường hợp giá cổ phiếu đang có xu hướng giảm, đặt lệnh stop loss bán giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ việc cắt lỗ ở mức giá nhất định được cài đặt trước.
- Lệnh Stop loss mua: là lệnh thực hiện mua cổ phiếu khi giá đặt mức nhất định nhà đầu tư đã cài đặt từ trước. Giá mua được cài đặt thường cao hơn giá thị trường hiện tại. Nếu dự đoán cổ phiếu nào đó đang có dấu hiệu tăng, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh Stop loss mua để thu lợi nhuận chênh lệch từ xu hướng tăng giá này.
Với lệnh Stop loss, nhà đầu tư có thể chốt lời và cắt lỗ đúng lúc. Việc nắm bắt xu hướng của thị trường giúp nhà đầu tư sử dụng lệnh này để kịp thời mua hoặc bán cổ phiếu trước khi thị trường biến đổi theo hướng bất lợi hơn.
Ưu điểm và hạn chế của lệnh Stop loss
Ưu điểm | Hạn chế |
- Giúp tiết kiệm thời gian Với nhà đầu tư bận rộn, việc cài sẵn lệnh Stop loss khiến nhà đầu tư không phải theo dõi quá sát các biến động thị trường. - Đảm bảo sự an toàn của danh mục đầu tư Khi cổ phiếu giảm, lệnh cắt lỗ giúp nhà đầu tư bảo vệ được lợi nhuận của mình và giới hạn khoản lỗ trong khả năng có thể chấp nhận được. |
- Hạn chế lợi nhuận Trong một chu kỳ tăng, nếu đặt giá quá giới hạn bán quá sớm, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ lợi nhuận với mức giá tiếp tục tăng sau đó. - Khó khăn khi xác định giá giới hạn Việc xác định mức giá giới hạn để vào lệnh Stop loss gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là người mới. |
Để tính toán lệnh cắt lỗ phù hợp, nhà đầu tư có thể dựa theo phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản.
Với phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư vào lệnh Stop loss theo vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng hoặc các mô hình giá, mô hình nến, các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình MA, Bollinger Band...
Còn đối với phân tích cơ bản, lệnh Stop loss có thể được đặt dựa theo số vốn đang sở hữu. Cụ thể, sau khi đã xác định được điểm vào lệnh cùng khối lượng cổ phiếu giao dịch, nhà đầu tư nên xác định giới hạn thua lỗ tối đa có thể chấp nhận được. Thông thường, mức độ rủi ro tối đa mỗi lệnh chỉ từ 1 - 2% tổng số vốn trong tài khoản.