Lúc 7h30, tại đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Ban Khánh tiết đình làng An Vĩnh (huyện Lý Sơn) tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
Lễ được tổ chức thường niên vào tháng ba Âm lịch để tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa Bắc Hải năm xưa đã tuân lệnh vua, ra Hoàng Sa khai thác sản vật, cắm mốc khẳng định chủ quyền.
Lúc 7h30, tại đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Ban Khánh tiết đình làng An Vĩnh (huyện Lý Sơn) tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
Lễ được tổ chức thường niên vào tháng ba Âm lịch để tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa Bắc Hải năm xưa đã tuân lệnh vua, ra Hoàng Sa khai thác sản vật, cắm mốc khẳng định chủ quyền.
Bàn cúng gồm bài vị những phu binh đã gặp nạn ở Hoàng Sa, chiếc thuyền câu mô hình và hình nhân thế mạng, cùng lễ vật như thịt heo, gà, rượu...
TS Nguyễn Đăng Vũ, nguyên giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, giải thích: Khao là khao quân, còn lề nghĩa là lệ. Khao lề nghĩa là lễ khao quân được tổ chức theo lệ.
Trước đây, lễ khao quân được tổ chức trước khi Đội hùng binh Hoàng Sa ra khơi theo lệnh vua ban. Đội hùng binh được Chúa Nguyễn lập vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 kéo dài đến trước khi thực dân Pháp xâm lược. Mỗi chuyến ra khơi có 70 người của làng An Vĩnh và An Hải ở huyện Bình Sơn và đảo Lý Sơn. Đến đầu thế kỷ 19 trở về sau, đội Hoàng Sa chủ yếu là người An Vĩnh trên đảo Lý Sơn.
Bàn cúng gồm bài vị những phu binh đã gặp nạn ở Hoàng Sa, chiếc thuyền câu mô hình và hình nhân thế mạng, cùng lễ vật như thịt heo, gà, rượu...
TS Nguyễn Đăng Vũ, nguyên giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, giải thích: Khao là khao quân, còn lề nghĩa là lệ. Khao lề nghĩa là lễ khao quân được tổ chức theo lệ.
Trước đây, lễ khao quân được tổ chức trước khi Đội hùng binh Hoàng Sa ra khơi theo lệnh vua ban. Đội hùng binh được Chúa Nguyễn lập vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 kéo dài đến trước khi thực dân Pháp xâm lược. Mỗi chuyến ra khơi có 70 người của làng An Vĩnh và An Hải ở huyện Bình Sơn và đảo Lý Sơn. Đến đầu thế kỷ 19 trở về sau, đội Hoàng Sa chủ yếu là người An Vĩnh trên đảo Lý Sơn.
Những chiếc thuyền câu mô phỏng thuyền câu của Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.
Để thực thi nhiệm vụ tại Hoàng Sa, người lính phải lênh đênh trên những thuyền câu nhiều tháng ròng, nhiều người đi không trở về. Chính vì thế, lễ khao quân được tổ chức như lễ tế sống, xem như họ đã "chết một lần", để những phu binh yên tâm ra biển và người ở nhà cũng yên lòng.
Những chiếc thuyền câu mô phỏng thuyền câu của Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.
Để thực thi nhiệm vụ tại Hoàng Sa, người lính phải lênh đênh trên những thuyền câu nhiều tháng ròng, nhiều người đi không trở về. Chính vì thế, lễ khao quân được tổ chức như lễ tế sống, xem như họ đã "chết một lần", để những phu binh yên tâm ra biển và người ở nhà cũng yên lòng.
Ban Khánh tiết đình làng An Vĩnh đọc bài văn tế những phu binh Hoàng Sa.
Tên tuổi của những người ra đi không trở về được sử sách ghi lại, như Cai đội Võ Văn Khiết (ra Hoàng Sa năm 1786), Cai đội Võ Văn Phú (1803), Chánh thủy quân suất đội Phạm Văn Nguyên (1835)...
Đây là những người được nhà Tây Sơn, vua Gia Long, vua Minh Mạng cử đi Hoàng Sa, kiêm quản Trường Sa. Họ không chỉ tìm kiếm sản vật, đo đạc thủy trình, tuần phòng trên biển đảo, mà còn cắm mốc, dựng bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ban Khánh tiết đình làng An Vĩnh đọc bài văn tế những phu binh Hoàng Sa.
Tên tuổi của những người ra đi không trở về được sử sách ghi lại, như Cai đội Võ Văn Khiết (ra Hoàng Sa năm 1786), Cai đội Võ Văn Phú (1803), Chánh thủy quân suất đội Phạm Văn Nguyên (1835)...
Đây là những người được nhà Tây Sơn, vua Gia Long, vua Minh Mạng cử đi Hoàng Sa, kiêm quản Trường Sa. Họ không chỉ tìm kiếm sản vật, đo đạc thủy trình, tuần phòng trên biển đảo, mà còn cắm mốc, dựng bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lễ vật dâng gồm gạo, muối, rượu... Ngày nay, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được người dân Lý Sơn duy trì như truyền thống để tưởng nhớ, biết ơn.
Lễ vật dâng gồm gạo, muối, rượu... Ngày nay, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được người dân Lý Sơn duy trì như truyền thống để tưởng nhớ, biết ơn.
Thầy pháp rắc gạo và rượu lên những hình nhân thế mạng.
Sau khi làm lễ trong đình, các thanh niên trai tráng sẽ mang thuyền câu ra biển.
Những chiếc thuyền câu mô hình và hình nhân thế mạng được thả xuống biển trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân.
Những chiếc thuyền câu mô hình và hình nhân thế mạng được thả xuống biển trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân.
Ông Lê Hổ, thổi ốc u vang vọng trầm hùng để tái hiện hiệu lệnh trước giờ các hùng binh Hoàng Sa ra biển.
Khi xưa, mỗi lần tế sống những đội binh phu ra làm nhiệm vụ trên đảo Hoàng Sa, thì luôn có người thổi ốc u để làm hiệu lệnh. Sau những hồi ốc u dồn dập, binh phu tức tốc xuống thuyền giong thẳng ra khơi. Trên đảo Lý Sơn ngày nay lưu truyền câu ca dao: "Ốc u đã thổi lên rồi/Để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa".
Ông Lê Hổ, thổi ốc u vang vọng trầm hùng để tái hiện hiệu lệnh trước giờ các hùng binh Hoàng Sa ra biển.
Khi xưa, mỗi lần tế sống những đội binh phu ra làm nhiệm vụ trên đảo Hoàng Sa, thì luôn có người thổi ốc u để làm hiệu lệnh. Sau những hồi ốc u dồn dập, binh phu tức tốc xuống thuyền giong thẳng ra khơi. Trên đảo Lý Sơn ngày nay lưu truyền câu ca dao: "Ốc u đã thổi lên rồi/Để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa".
Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch huyện Lý Sơn, cho biết lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông. Đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nghi lễ tại đình An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn góp phần khơi dậy lòng yêu nước và còn bảo tồn các giá trị văn hóa của cha ông, giúp gắn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013.
Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch huyện Lý Sơn, cho biết lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông. Đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nghi lễ tại đình An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn góp phần khơi dậy lòng yêu nước và còn bảo tồn các giá trị văn hóa của cha ông, giúp gắn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013.
Phạm Linh