Lúc 6h, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tế đàn Âm hồn trên đường Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP Huế. Năm nay, đàn Âm hồn được phục dựng trên khu đất rộng hơn 1.100 m2 do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế làm chủ đầu tư. Công trình được hoàn thành cuối năm 2023, kinh phí hơn 8 tỷ đồng với các hạng mục như đàn tế chính, nhà để đồ khí tự, bia đá tưởng niệm...
Theo sách Đại Nam thực lục, ngày 23/5/1885, kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp, hàng nghìn quan quân và dân chúng chết trong cảnh binh đao hỗn loạn. Năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm hồn và hàng năm vào ngày 23/5 âm lịch, triều đình cử hành lễ tế.
Lúc 6h, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tế đàn Âm hồn trên đường Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP Huế. Năm nay, đàn Âm hồn được phục dựng trên khu đất rộng hơn 1.100 m2 do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế làm chủ đầu tư. Công trình được hoàn thành cuối năm 2023, kinh phí hơn 8 tỷ đồng với các hạng mục như đàn tế chính, nhà để đồ khí tự, bia đá tưởng niệm...
Theo sách Đại Nam thực lục, ngày 23/5/1885, kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp, hàng nghìn quan quân và dân chúng chết trong cảnh binh đao hỗn loạn. Năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm hồn và hàng năm vào ngày 23/5 âm lịch, triều đình cử hành lễ tế.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, trong trang phục áo dài khăn đóng chủ trì thực hiện nghi thức dâng rượu. Trong lễ tế, người sướng lễ đọc chúc văn hồi tưởng về sự kiện kinh đô Huế thất thủ năm 1885 và sự ra đời của đàn Âm hồn.
Theo nghi thức triều Nguyễn xưa, lễ tế gồm lễ quán tẩy (rửa tay), lễ thượng hương (dâng hương), lễ hiến tước (dâng rượu)...
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, trong trang phục áo dài khăn đóng chủ trì thực hiện nghi thức dâng rượu. Trong lễ tế, người sướng lễ đọc chúc văn hồi tưởng về sự kiện kinh đô Huế thất thủ năm 1885 và sự ra đời của đàn Âm hồn.
Theo nghi thức triều Nguyễn xưa, lễ tế gồm lễ quán tẩy (rửa tay), lễ thượng hương (dâng hương), lễ hiến tước (dâng rượu)...
Vật phẩm dùng trong lễ tế được bố trí như triều Nguyễn xưa với tam sanh gồm heo, dê, trâu và xôi. Không gian đàn tế được bố trí hương đèn trang nghiêm.
Sau hàng chục năm bị gián đoạn, năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế lần đầu tiên phục hồi lễ tế đàn Âm hồn theo nghi thức triều Nguyễn.
Vật phẩm dùng trong lễ tế được bố trí như triều Nguyễn xưa với tam sanh gồm heo, dê, trâu và xôi. Không gian đàn tế được bố trí hương đèn trang nghiêm.
Sau hàng chục năm bị gián đoạn, năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế lần đầu tiên phục hồi lễ tế đàn Âm hồn theo nghi thức triều Nguyễn.
Những món ăn dân dã như bắp luộc, chè, trái cây, cháo, cơm vắt, muối (dành cho âm hồn chết đói), một ghè nước chè lớn (dành cho người chết khát), áo binh (dành cho người chết trôi) cũng được bày biện trong lễ tế.
Những món ăn dân dã như bắp luộc, chè, trái cây, cháo, cơm vắt, muối (dành cho âm hồn chết đói), một ghè nước chè lớn (dành cho người chết khát), áo binh (dành cho người chết trôi) cũng được bày biện trong lễ tế.
Theo nghi lễ của triều Nguyễn, đội nhã nhạc cung đình Huế tham gia lễ tế sẽ tấu nhạc.
Một đống lửa được đốt trước đàn tế. Người Huế quan niệm xưa kia nhiều người dân chạy giặc rớt xuống ao, hồ chết đuối nên cần lửa sưởi ấm.
Một đống lửa được đốt trước đàn tế. Người Huế quan niệm xưa kia nhiều người dân chạy giặc rớt xuống ao, hồ chết đuối nên cần lửa sưởi ấm.
Sau lễ tế, vàng mã được nhân viên Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đốt trong lư để bảo vệ môi trường.
Sau lễ tế, vàng mã được nhân viên Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đốt trong lư để bảo vệ môi trường.
Hạt nổ đủ màu sắc được nhân viên Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế rải quanh trong khu vực đàn tế.
Hạt nổ đủ màu sắc được nhân viên Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế rải quanh trong khu vực đàn tế.
Sau lễ tế, người dân xung quanh tìm đến dâng hương tưởng nhớ người đã khuất.
Hàng năm, từ ngày 23/5 đến hết tháng 5 Âm lịch, người dân ở kinh thành Huế và vùng phụ cận sẽ làm mâm cỗ cúng tưởng nhớ những người đã khuất trong sự kiện kinh đô Huế thất thủ.
Sau lễ tế, người dân xung quanh tìm đến dâng hương tưởng nhớ người đã khuất.
Hàng năm, từ ngày 23/5 đến hết tháng 5 Âm lịch, người dân ở kinh thành Huế và vùng phụ cận sẽ làm mâm cỗ cúng tưởng nhớ những người đã khuất trong sự kiện kinh đô Huế thất thủ.
Võ Thạnh