Lễ hội truyền thống xa mã - rước kiệu được tổ chức sáng 27/7 (tức ngày 10/6 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa Hoàng Châu (huyện Cát Hải).
Lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, diễn ra trong 3 ngày nhằm tưởng nhớ công lao của vị thành hoàng và các bậc tiền nhân đã có công lập làng; đồng thời cầu mong cho một năm mưa gió thuận hòa, mùa cá bội thu.
Lễ hội truyền thống xa mã - rước kiệu được tổ chức sáng 27/7 (tức ngày 10/6 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa Hoàng Châu (huyện Cát Hải).
Lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, diễn ra trong 3 ngày nhằm tưởng nhớ công lao của vị thành hoàng và các bậc tiền nhân đã có công lập làng; đồng thời cầu mong cho một năm mưa gió thuận hòa, mùa cá bội thu.
Dân làng làm lễ tế tại đình và chùa Hoàng Châu.
Đình làng Hoàng Châu được dựng cách đây 300 năm, hiện thờ Đế Thích tiên đình Liễu Hạnh công chúa, Thượng đẳng thần, Đô nguyên soái Tuyên Nghi Chi thần và Phó nguyên soái Duy Bùi chi thần, Đức vua Đông Hải đại vương, Đức vua bà Nam Hải Quốc mẫu đại vương và các vị hậu thần.
Phần lễ bao gồm các nghi thức như tế cáo yết, tế chính và tế an vị. Người dân làng, du khách thập phương và những người xa quê dâng hương, tế lễ trước ban thờ các vị thành hoàng tỏ lòng biết ơn và cầu mong may mắn, bình an.
Dân làng làm lễ tế tại đình và chùa Hoàng Châu.
Đình làng Hoàng Châu được dựng cách đây 300 năm, hiện thờ Đế Thích tiên đình Liễu Hạnh công chúa, Thượng đẳng thần, Đô nguyên soái Tuyên Nghi Chi thần và Phó nguyên soái Duy Bùi chi thần, Đức vua Đông Hải đại vương, Đức vua bà Nam Hải Quốc mẫu đại vương và các vị hậu thần.
Phần lễ bao gồm các nghi thức như tế cáo yết, tế chính và tế an vị. Người dân làng, du khách thập phương và những người xa quê dâng hương, tế lễ trước ban thờ các vị thành hoàng tỏ lòng biết ơn và cầu mong may mắn, bình an.
Kiệu thờ Liễu Hạnh công chúa được mở cửa trước khi tiến hành lễ rước.
Trong buổi lễ có 8 nam quan, 22 nữ quan tham gia rước 5 kiệu (kiệu mẫu, hai kiệu vua ông, hai kiệu vua bà). Các quan rước đều là những người chưa có vợ, chồng, gia đình không có tang, ăn chay trước lễ từ 5 đến 10 ngày.
Những chiếc kiệu được nam thanh nữ tú khiêng ra sân Đình, sau đó chạy như bay, quay lòng vòng rồi bất ngờ lao ra cổng, không có quy định về thời lượng.
Trong buổi lễ có 8 nam quan, 22 nữ quan tham gia rước 5 kiệu (kiệu mẫu, hai kiệu vua ông, hai kiệu vua bà). Các quan rước đều là những người chưa có vợ, chồng, gia đình không có tang, ăn chay trước lễ từ 5 đến 10 ngày.
Những chiếc kiệu được nam thanh nữ tú khiêng ra sân Đình, sau đó chạy như bay, quay lòng vòng rồi bất ngờ lao ra cổng, không có quy định về thời lượng.
Người dân địa phương tin rằng, kiệu bay bất định là do thánh thần hiển linh.
Sau một hồi bay lượn, các quan rước sẽ cố gắng đưa kiệu về đài tế đặt giữa sân để làm lễ. Đến chiều cùng ngày, đoàn rước sẽ đưa kiệu vua ông, vua bà đi tham quan quanh làng rồi ra biển.
Người dân địa phương tin rằng, kiệu bay bất định là do thánh thần hiển linh.
Sau một hồi bay lượn, các quan rước sẽ cố gắng đưa kiệu về đài tế đặt giữa sân để làm lễ. Đến chiều cùng ngày, đoàn rước sẽ đưa kiệu vua ông, vua bà đi tham quan quanh làng rồi ra biển.
Sau khi rước kiệu, dân hai làng Đông và Tây sẽ thi kéo ngựa gỗ. Đây là trò chơi tái hiện cảnh rèn luyện, tập trận của binh sĩ. Xa mã gồm hai ngựa làm bằng gỗ mít được gắn vào khung gỗ chắc chắn, gắn bánh để có thể di chuyển.
Theo ông Ngô Đại Hiên (75 tuổi, ban tổ chức lễ hội) hai ngựa đại diện cho hai làng và cũng là cho nhật và nguyệt, cho nước lên, nước xuống, những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trên biển của người dân.
Sau khi rước kiệu, dân hai làng Đông và Tây sẽ thi kéo ngựa gỗ. Đây là trò chơi tái hiện cảnh rèn luyện, tập trận của binh sĩ. Xa mã gồm hai ngựa làm bằng gỗ mít được gắn vào khung gỗ chắc chắn, gắn bánh để có thể di chuyển.
Theo ông Ngô Đại Hiên (75 tuổi, ban tổ chức lễ hội) hai ngựa đại diện cho hai làng và cũng là cho nhật và nguyệt, cho nước lên, nước xuống, những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trên biển của người dân.
Khi kéo xa mã, mỗi làng cử 15 đến 20 người, trang phục chỉnh tề, đầu chít khăn kiểu đầu rìu màu vàng hoặc đỏ để phân biệt. Riêng người chỉ huy tay cầm cờ đuôi nheo có màu sắc.
Khi có hiệu lệnh phát ra, hai ngựa gỗ dưới sự điều khiển của chỉ huy và quân sĩ kéo dây sẽ chạy đủ 3 vòng quanh sân đình, trong sự hò reo phấn khích của người dân. Bên nào hoàn thành trước, không làm tổn thương đến xa mã và các thành viên trong hai đội sẽ chiến thắng. Phần thưởng trao cho đội thắng cuộc là lộc phẩm của hội đình.
Khi kéo xa mã, mỗi làng cử 15 đến 20 người, trang phục chỉnh tề, đầu chít khăn kiểu đầu rìu màu vàng hoặc đỏ để phân biệt. Riêng người chỉ huy tay cầm cờ đuôi nheo có màu sắc.
Khi có hiệu lệnh phát ra, hai ngựa gỗ dưới sự điều khiển của chỉ huy và quân sĩ kéo dây sẽ chạy đủ 3 vòng quanh sân đình, trong sự hò reo phấn khích của người dân. Bên nào hoàn thành trước, không làm tổn thương đến xa mã và các thành viên trong hai đội sẽ chiến thắng. Phần thưởng trao cho đội thắng cuộc là lộc phẩm của hội đình.
Phần hội diễn ra ngày 10/6 âm lịch, thu hút rất đông người dân đến tham dự, dâng hương.
Lễ hội xa mã - rước kiệu đình Hoàng Châu không chỉ là dịp người dân bày tỏ lòng tri ân sâu tới các vị tiền nhân mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh, góp phần tạo sự liên kết cộng đồng và xã hội.
Phần hội diễn ra ngày 10/6 âm lịch, thu hút rất đông người dân đến tham dự, dâng hương.
Lễ hội xa mã - rước kiệu đình Hoàng Châu không chỉ là dịp người dân bày tỏ lòng tri ân sâu tới các vị tiền nhân mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh, góp phần tạo sự liên kết cộng đồng và xã hội.
Lê Tân