Đại biểu các nước đến dự hội nghị Genève (Thụy Sỹ) bàn về khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương, tháng 4/1954.
Đại biểu các nước đến dự hội nghị Genève (Thụy Sỹ) bàn về khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương, tháng 4/1954.
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26/4/1954. Mục đích ban đầu của hội nghị là bàn về khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương.
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26/4/1954. Mục đích ban đầu của hội nghị là bàn về khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Thụy Sỹ dự hội nghị Genève về Đông Dương, tháng 5/1954.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Thụy Sỹ dự hội nghị Genève về Đông Dương, tháng 5/1954.
Do vấn đề Triều Tiên không có kết quả, từ ngày 8/5/1954, hội nghị Genève chuyển sang bàn về vấn đề Đông Dương. Quá trình đàm phán diễn ra căng thẳng do lập trường của các bên còn cách biệt lớn.
Do vấn đề Triều Tiên không có kết quả, từ ngày 8/5/1954, hội nghị Genève chuyển sang bàn về vấn đề Đông Dương. Quá trình đàm phán diễn ra căng thẳng do lập trường của các bên còn cách biệt lớn.
Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu trình bày về tình hình chiến trường Đông Dương cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Genève. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đánh bại ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp, tác động rất lớn đến quá trình đàm phán tại hội nghị.
Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu trình bày về tình hình chiến trường Đông Dương cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Genève. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đánh bại ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp, tác động rất lớn đến quá trình đàm phán tại hội nghị.
Cuối cùng, sau hơn 2 tháng đấu tranh trên bàn đàm phán, ngày 21/7/1954, Thiếu tướng Delteil thay mặt Bộ Tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương đặt bút ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương. Người thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký bản hiệp định là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu.
Cuối cùng, sau hơn 2 tháng đấu tranh trên bàn đàm phán, ngày 21/7/1954, Thiếu tướng Delteil thay mặt Bộ Tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương đặt bút ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương. Người thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký bản hiệp định là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu.
Đại biểu các nước chúc mừng thắng lợi của đoàn Việt Nam và phe hòa bình dân chủ tại hội nghị Genève về Đông Dương. Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 10/1954 nhận định: "Hội nghị Genève đã đi đến thỏa thuận lập lại hòa bình Đông Dương, đã ký kết hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Campuchia và Lào... Thắng lợi to lớn đó đã kết thúc ách thống trị của thực dân Pháp ở miền Bắc, nhân dân miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hòa bình kiến thiết đất nước sau này..."
Đại biểu các nước chúc mừng thắng lợi của đoàn Việt Nam và phe hòa bình dân chủ tại hội nghị Genève về Đông Dương. Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 10/1954 nhận định: "Hội nghị Genève đã đi đến thỏa thuận lập lại hòa bình Đông Dương, đã ký kết hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Campuchia và Lào... Thắng lợi to lớn đó đã kết thúc ách thống trị của thực dân Pháp ở miền Bắc, nhân dân miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hòa bình kiến thiết đất nước sau này..."
Hòa bình lập lại, đất nước tạm thời chia làm hai miền. Vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) trở thành giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền Bắc - Nam. Phát biểu nhân kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Genève, trong vai trò Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử, ông Dương Trung Quốc nhận định: “Quan điểm cho rằng ta xứng đáng có được những điều khoản có lợi hơn những gì đã thỏa thuận ở Geneva là không sai, nhưng nếu nhìn nhận hiệp định ấy trong toàn cục của thế giới vào thời điểm cuộc chiến tranh ở Đông Dương cũng như mọi cuộc xung đột khác lúc này đã bị cuốn vào xu thế quốc tế hóa thì phải nhìn nhận rằng đó là một thắng lợi lớn, phản ánh đúng tương quan giữa các bên có liên quan”.
Hòa bình lập lại, đất nước tạm thời chia làm hai miền. Vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) trở thành giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền Bắc - Nam. Phát biểu nhân kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Genève, trong vai trò Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử, ông Dương Trung Quốc nhận định: “Quan điểm cho rằng ta xứng đáng có được những điều khoản có lợi hơn những gì đã thỏa thuận ở Geneva là không sai, nhưng nếu nhìn nhận hiệp định ấy trong toàn cục của thế giới vào thời điểm cuộc chiến tranh ở Đông Dương cũng như mọi cuộc xung đột khác lúc này đã bị cuốn vào xu thế quốc tế hóa thì phải nhìn nhận rằng đó là một thắng lợi lớn, phản ánh đúng tương quan giữa các bên có liên quan”.
Thi hành Hiệp định Genève, Chính phủ ta tiến hành chuyển quân tập kết với sự giúp đỡ của các nước anh em.
Thi hành Hiệp định Genève, Chính phủ ta tiến hành chuyển quân tập kết với sự giúp đỡ của các nước anh em.
Trong khi đó, từ tháng 5/1954, quân viễn chinh Pháp cũng rút khỏi miền Bắc Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tá Hà Văn Lâu (chuyên viên quân sự của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại hội nghị Genève) chào mừng Đoàn đại biểu quân sự trong Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Việt Nam (1954). Ông Hà Văn Lâu - sau này đảm trách chức vụ thứ trưởng Bộ Ngoại giao - đã nhận định: “Thắng lợi của Hiệp định Genève năm 1954 đã cho ta có thời gian tương đối hòa bình để xây dựng miền Bắc thành một hậu phương lớn cho miền Nam”, đưa đến Hiệp định Paris năm 1973, tạo điều kiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Xét trên bình diện quốc tế, Hiệp định Genève là một sức mạnh chính nghĩa, cổ vũ nhân dân Á Phi, Mỹ Latin trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tá Hà Văn Lâu (chuyên viên quân sự của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại hội nghị Genève) chào mừng Đoàn đại biểu quân sự trong Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Việt Nam (1954). Ông Hà Văn Lâu - sau này đảm trách chức vụ thứ trưởng Bộ Ngoại giao - đã nhận định: “Thắng lợi của Hiệp định Genève năm 1954 đã cho ta có thời gian tương đối hòa bình để xây dựng miền Bắc thành một hậu phương lớn cho miền Nam”, đưa đến Hiệp định Paris năm 1973, tạo điều kiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Xét trên bình diện quốc tế, Hiệp định Genève là một sức mạnh chính nghĩa, cổ vũ nhân dân Á Phi, Mỹ Latin trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh chung với đại biểu quân sự Ba Lan trong Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm sát đình chiến ở Việt Nam, 1954.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh chung với đại biểu quân sự Ba Lan trong Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm sát đình chiến ở Việt Nam, 1954.
Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam làm việc với Đoàn đại biểu quân sự Pháp trong Ban liên hợp chiến trường Liên khu V tại đèo Cù Mông, tỉnh Phú Yên về thi hành Hiệp định Genève, ngày 14/5/1955.
Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam làm việc với Đoàn đại biểu quân sự Pháp trong Ban liên hợp chiến trường Liên khu V tại đèo Cù Mông, tỉnh Phú Yên về thi hành Hiệp định Genève, ngày 14/5/1955.
Đồng bào đang xem Yết thị của Tổ kiểm soát cố định Quốc tế Quy Nhơn. Phát biểu nhân hội thảo khoa học dịp kỉ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Gevene, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nhắc lại thắng lợi tại Genève 1954 là “lần đầu tiên ngoại giao VN bước lên vũ đài quốc tế". Đồng thời nêu và phân tích bốn bài học kinh nghiệm rút ra từ Hiệp định Genève, bao gồm: bài học giữ vững độc lập tự chủ; "đánh thắng từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn"; kết hợp các mặt trận, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi và bài học rút ra từ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt".
Đồng bào đang xem Yết thị của Tổ kiểm soát cố định Quốc tế Quy Nhơn. Phát biểu nhân hội thảo khoa học dịp kỉ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Gevene, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nhắc lại thắng lợi tại Genève 1954 là “lần đầu tiên ngoại giao VN bước lên vũ đài quốc tế". Đồng thời nêu và phân tích bốn bài học kinh nghiệm rút ra từ Hiệp định Genève, bao gồm: bài học giữ vững độc lập tự chủ; "đánh thắng từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn"; kết hợp các mặt trận, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi và bài học rút ra từ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt".
Ảnh: Tư liệu Bộ Ngoại giao