Lễ Khai bút được tổ chức sáng ngày 1/3 ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trong ảnh là thầy giáo chấm mực đỏ lên trán một thiếu nhi, biểu tượng cho sự khai trí.
Lễ Khai bút được tổ chức sáng ngày 1/3 ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trong ảnh là thầy giáo chấm mực đỏ lên trán một thiếu nhi, biểu tượng cho sự khai trí.
Lễ Khai bút có tính chất cực kỳ quan trọng trong tư tưởng giáo dục "phá mông" của Trung quốc. "Phá" có nghĩa là thức tỉnh, làm cho vỡ vạc; "mông" là tối tăm, mê muội. "Phá mông" là thức tỉnh, mở mang những người ngu muội hay có kiến thức nông cạn. Trong ảnh là hai bé gái đang chuẩn bị viết chữ đầu tiên trong đời.
Lễ Khai bút có tính chất cực kỳ quan trọng trong tư tưởng giáo dục "phá mông" của Trung quốc. "Phá" có nghĩa là thức tỉnh, làm cho vỡ vạc; "mông" là tối tăm, mê muội. "Phá mông" là thức tỉnh, mở mang những người ngu muội hay có kiến thức nông cạn. Trong ảnh là hai bé gái đang chuẩn bị viết chữ đầu tiên trong đời.
Theo đó, người Trung Quốc quan niệm, nhi đồng là đối tượng chưa đủ năng lực tiếp nhận những kiến thức lý luận cao siêu, chỉ có thể dùng những lời lẽ đơn giản để giảng giải đạo lý thì các em mới hiểu. Trong ảnh là các bé đang khoe chữ "Nhân" mình viết theo chữ mẫu bên trên.
Theo đó, người Trung Quốc quan niệm, nhi đồng là đối tượng chưa đủ năng lực tiếp nhận những kiến thức lý luận cao siêu, chỉ có thể dùng những lời lẽ đơn giản để giảng giải đạo lý thì các em mới hiểu. Trong ảnh là các bé đang khoe chữ "Nhân" mình viết theo chữ mẫu bên trên.
Thời trước, học đồng (học sinh nhỏ tuổi) trong ngày đầu tiên đi học, khi đến học đường, sẽ được thầy giáo giảng giải những đạo lý nhân sinh căn bản nhất, đồng thời dạy đọc sách, viết chữ, sau đó vái lạy tượng Khổng Tử mới được phép nhập học. Nghi thức này gọi là "phá mông". Trong ảnh là các em đang lễ tạ thầy cô giáo.
Thời trước, học đồng (học sinh nhỏ tuổi) trong ngày đầu tiên đi học, khi đến học đường, sẽ được thầy giáo giảng giải những đạo lý nhân sinh căn bản nhất, đồng thời dạy đọc sách, viết chữ, sau đó vái lạy tượng Khổng Tử mới được phép nhập học. Nghi thức này gọi là "phá mông". Trong ảnh là các em đang lễ tạ thầy cô giáo.
Theo trang bách khoa toàn thư Baike, nghi thức "phá mông" là một trong 4 lễ quan trọng nhất đời người ở Trung Quốc, ba lễ kia là: lễ thai giáo, lễ tiếp tử, lễ đặt tên.
Theo trang bách khoa toàn thư Baike, nghi thức "phá mông" là một trong 4 lễ quan trọng nhất đời người ở Trung Quốc, ba lễ kia là: lễ thai giáo, lễ tiếp tử, lễ đặt tên.
Các em đang đọc Đệ Tử Quy - sách trình bày cụ thể các quy phạm, lễ nghi của bậc làm con làm người dưới khi ở nhà, ra đường, đối nhân tiếp vật, cầu học thức và đặc biệt là giảng giải về giáo dưỡng và sinh hoạt trong gia đình.
Các em đang đọc Đệ Tử Quy - sách trình bày cụ thể các quy phạm, lễ nghi của bậc làm con làm người dưới khi ở nhà, ra đường, đối nhân tiếp vật, cầu học thức và đặc biệt là giảng giải về giáo dưỡng và sinh hoạt trong gia đình.
Hồng Hạnh (theo China News)