Ngày 23/8 (8/7 âm lịch), hàng nghìn người dân theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tập trung về Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo ở 352 Chi Lăng, TP Huế để tham gia lễ hội điện Huệ Nam. Đây là lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, diễn ra từ ngày 8 đến 10/7 âm lịch do Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Ban bảo trợ điện Huệ Nam tổ chức.
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ được UNESCO công nhận di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, góp phần thu hút khách du lịch đến Huế. Trước lúc cung nghinh án thờ Mẫu Tam phủ từ Thánh đường lên điện Huệ Nam ở xã Hương Thọ theo thuyền rồng dọc sông Hương, các đạo hữu, thánh đồng tổ chức lễ tế truyền thống.
Ngày 23/8 (8/7 âm lịch), hàng nghìn người dân theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tập trung về Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo ở 352 Chi Lăng, TP Huế để tham gia lễ hội điện Huệ Nam. Đây là lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, diễn ra từ ngày 8 đến 10/7 âm lịch do Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Ban bảo trợ điện Huệ Nam tổ chức.
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ được UNESCO công nhận di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, góp phần thu hút khách du lịch đến Huế. Trước lúc cung nghinh án thờ Mẫu Tam phủ từ Thánh đường lên điện Huệ Nam ở xã Hương Thọ theo thuyền rồng dọc sông Hương, các đạo hữu, thánh đồng tổ chức lễ tế truyền thống.
Đông đảo thánh đồng, đạo hữu theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong trang phục truyền thống sặc sỡ tham gia nghi lễ tại Thánh đường.
Đông đảo thánh đồng, đạo hữu theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong trang phục truyền thống sặc sỡ tham gia nghi lễ tại Thánh đường.
Sau khoảng một giờ làm lễ tế, các đạo hữu theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ rước hương án khỏi Thánh đường, đưa xuống thuyền rồng rước lên điện Huệ Nam (còn gọi là Hòn Chén) cách đó hơn 10 km.
Sau khoảng một giờ làm lễ tế, các đạo hữu theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ rước hương án khỏi Thánh đường, đưa xuống thuyền rồng rước lên điện Huệ Nam (còn gọi là Hòn Chén) cách đó hơn 10 km.
Xuất phát từ Thánh đường, gần 100 thuyền rồng được trang trí cờ hoa rực rỡ, cùng nhiều hương án nối đuôi nhau chở hàng nghìn du khách qua cầu Phú Xuân, hành hương về điện Huệ Nam, nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Nữ thần Po Nagar).
Xuất phát từ Thánh đường, gần 100 thuyền rồng được trang trí cờ hoa rực rỡ, cùng nhiều hương án nối đuôi nhau chở hàng nghìn du khách qua cầu Phú Xuân, hành hương về điện Huệ Nam, nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Nữ thần Po Nagar).
Trên thuyền rồng, các tín đồ biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
Theo các tài liệu lịch sử, điện Hòn Chén xưa kia là nơi người Chăm thờ tự nữ thần Po Nagar (Nữ thần Mẹ xứ sở). Sau này, người Việt tiếp nhận và gọi là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Lễ hội điện Hòn Chén hàng năm được tổ chức hai lần vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, nhằm ghi nhớ công ơn của Thánh Mẫu đối với người dân địa phương.
Trên thuyền rồng, các tín đồ biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
Theo các tài liệu lịch sử, điện Hòn Chén xưa kia là nơi người Chăm thờ tự nữ thần Po Nagar (Nữ thần Mẹ xứ sở). Sau này, người Việt tiếp nhận và gọi là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Lễ hội điện Hòn Chén hàng năm được tổ chức hai lần vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, nhằm ghi nhớ công ơn của Thánh Mẫu đối với người dân địa phương.
Thuyền rồng được trang trí cờ, phướn cập bến tại điện Huệ Nam để tham gia lễ hội.
Khoảng 13h, khuôn viên điện Huệ Nam chật kín tín đồ và du khách thập phương chờ vào chánh điện dâng lễ.
Khoảng 13h, khuôn viên điện Huệ Nam chật kín tín đồ và du khách thập phương chờ vào chánh điện dâng lễ.
Người đàn ông đội theo lễ vật trên đầu gồm trái cây, vàng mã, rượu, thuốc, bị kẹt cứng giữa đám đông chờ dâng lễ.
Người đàn ông đội theo lễ vật trên đầu gồm trái cây, vàng mã, rượu, thuốc, bị kẹt cứng giữa đám đông chờ dâng lễ.
Sau khi dâng lễ, nhiều tín đồ về lại các thuyền rồng đậu xung quanh khu vực điện Huệ Nam để nghỉ ngơi và tham gia nhảy hầu đồng.
Sau khi dâng lễ, nhiều tín đồ về lại các thuyền rồng đậu xung quanh khu vực điện Huệ Nam để nghỉ ngơi và tham gia nhảy hầu đồng.
Võ Thạnh