Nara là thành phố thuộc tỉnh Nara, Nhật Bản, đồng thời là cố đô của đất nước hoa anh đào đến năm 784. Nơi đây được khách du lịch yêu thích nhờ những giá trị truyền thống mang đậm sắc màu thời gian cùng nhiều lễ hội văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Một trong số đó là lễ hội đốt núi Wakakusa. Ảnh: Jessica.
Nara là thành phố thuộc tỉnh Nara, Nhật Bản, đồng thời là cố đô của đất nước hoa anh đào đến năm 784. Nơi đây được khách du lịch yêu thích nhờ những giá trị truyền thống mang đậm sắc màu thời gian cùng nhiều lễ hội văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Một trong số đó là lễ hội đốt núi Wakakusa. Ảnh: Jessica.
Wakakusa, cao 350 m, trước là một ngọn núi lửa đã tắt, nằm phía sau Công viên Nara. Từ trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố. Ảnh: Jessica.
Wakakusa, cao 350 m, trước là một ngọn núi lửa đã tắt, nằm phía sau Công viên Nara. Từ trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố. Ảnh: Jessica.
Ban đầu Wakakusa được bao phủ bởi cỏ lau, hai bên sườn núi trồng hoa anh đào nở rộ vào đầu tháng 4. Tuy nhiên, khi mùa đông đến, cỏ úa vàng và anh đào rụng lá, ngọn núi trở nên trơ trọi, u ám. Đây cũng là thời điểm lễ hội Wakakusa Yamayaki nổi tiếng bắt đầu. Ảnh: Flickr.
Ban đầu Wakakusa được bao phủ bởi cỏ lau, hai bên sườn núi trồng hoa anh đào nở rộ vào đầu tháng 4. Tuy nhiên, khi mùa đông đến, cỏ úa vàng và anh đào rụng lá, ngọn núi trở nên trơ trọi, u ám. Đây cũng là thời điểm lễ hội Wakakusa Yamayaki nổi tiếng bắt đầu. Ảnh: Flickr.
Lễ hội Wakakusa Yamayaki tổ chức vào ngày thứ 7 tuần thứ 4 của tháng 1. Nguồn gốc lễ hội cho đến nay vẫn không thực sự rõ ràng, tuy nhiên nhiều người cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc tranh chấp giữa hai ngôi đền Todai-ji và Kofuku-ji năm 1760 xung quanh quyền sở hữu ngọn núi Wakakusa. Do hòa giải không thành, họ quyết định đốt ngọn núi để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, theo một truyền thuyết khác, nguyên nhân đốt núi được cho là để xua đuổi lũ heo rừng, không cho chúng tấn công người dân. Ảnh: Nagoya Taro.
Lễ hội Wakakusa Yamayaki tổ chức vào ngày thứ 7 tuần thứ 4 của tháng 1. Nguồn gốc lễ hội cho đến nay vẫn không thực sự rõ ràng, tuy nhiên nhiều người cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc tranh chấp giữa hai ngôi đền Todai-ji và Kofuku-ji năm 1760 xung quanh quyền sở hữu ngọn núi Wakakusa. Do hòa giải không thành, họ quyết định đốt ngọn núi để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, theo một truyền thuyết khác, nguyên nhân đốt núi được cho là để xua đuổi lũ heo rừng, không cho chúng tấn công người dân. Ảnh: Nagoya Taro.
Ngày nay, lễ hội do ba ngôi đền Todaiji, Kofukuji và Kasuga cùng tổ chức. Mở màn sẽ là nghi lễ đốt đuốc ở đền Kasuga. Sau đó, ngọn lửa sẽ được diễu hành tới chân núi Wakakusa, nơi các giàn thiêu được dựng sẵn. Ảnh: Iris.
Ngày nay, lễ hội do ba ngôi đền Todaiji, Kofukuji và Kasuga cùng tổ chức. Mở màn sẽ là nghi lễ đốt đuốc ở đền Kasuga. Sau đó, ngọn lửa sẽ được diễu hành tới chân núi Wakakusa, nơi các giàn thiêu được dựng sẵn. Ảnh: Iris.
Đúng 18 giờ, lễ hội khai mạc với màn bắn pháo hoa rực rỡ và khi kết thúc cũng là lúc nghi thức “đốt núi” bắt đầu. Ảnh: Iris.
Đúng 18 giờ, lễ hội khai mạc với màn bắn pháo hoa rực rỡ và khi kết thúc cũng là lúc nghi thức “đốt núi” bắt đầu. Ảnh: Iris.
Quá trình đốt có thể kéo dài từ 30 phút đến một tiếng tùy thuộc vào mức độ cỏ khô đến đâu. Ảnh: Iris.
Quá trình đốt có thể kéo dài từ 30 phút đến một tiếng tùy thuộc vào mức độ cỏ khô đến đâu. Ảnh: Iris.
Du khách có thể nhìn thấy màn đốt núi hoành tráng này tại bất cứ điểm nào ở Nara. Ảnh: Rocky.
- Người đàn ông chết trong lễ hội nguy hiểm nhất Nhật Bản
- Khô hạn khiến lễ hội té nước rút ngắn thời gian
Hải Thu