Khi lúa chín vàng trên nương là lúc người Sila (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) tổ chức Lễ cúng cơm mới (ồ ứng khẹ ê). Với tổng dân số khoảng hơn 700 người, Si La là một trong 16 dân tộc cần được bảo tồn văn hóa truyền thống khẩn cấp.
"Cuộc sống của người dân tộc Si La gắn chặt với núi rừng, điều kiện canh tác rất khó khăn nên đồng bào luôn mơ ước về sự no đủ. Đó là lý do ra đời của Lễ mừng cơm mới", Nghệ nhân ưu tú Hù Cố Xuân, Kan Hồ, Mường Tè, Lai Châu nói.
Khi lúa chín vàng trên nương là lúc người Sila (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) tổ chức Lễ cúng cơm mới (ồ ứng khẹ ê). Với tổng dân số khoảng hơn 700 người, Si La là một trong 16 dân tộc cần được bảo tồn văn hóa truyền thống khẩn cấp.
"Cuộc sống của người dân tộc Si La gắn chặt với núi rừng, điều kiện canh tác rất khó khăn nên đồng bào luôn mơ ước về sự no đủ. Đó là lý do ra đời của Lễ mừng cơm mới", Nghệ nhân ưu tú Hù Cố Xuân, Kan Hồ, Mường Tè, Lai Châu nói.
Lễ cơm mới diễn ra tại gia đình trưởng họ của mỗi dòng họ. Những người phụ nữ trong gia đình sẽ chuẩn bị các lễ vật. Trưởng họ sẽ chuẩn bị ba viên đá (1 viên đại diện cho thần linh, 1 viên là trưởng họ, 1 viên là khách đến nhà).
Lễ cơm mới diễn ra tại gia đình trưởng họ của mỗi dòng họ. Những người phụ nữ trong gia đình sẽ chuẩn bị các lễ vật. Trưởng họ sẽ chuẩn bị ba viên đá (1 viên đại diện cho thần linh, 1 viên là trưởng họ, 1 viên là khách đến nhà).
Gia chủ (trưởng họ) thay mặt dòng họ để làm phần nghi lễ mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã khuất về hưởng thụ. Lễ cúng thường được làm vào buổi chiều, bởi theo quan niệm của người Si La khi mặt trời lặn ông bà mới có thể về bên con cháu.
Gia chủ (trưởng họ) thay mặt dòng họ để làm phần nghi lễ mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã khuất về hưởng thụ. Lễ cúng thường được làm vào buổi chiều, bởi theo quan niệm của người Si La khi mặt trời lặn ông bà mới có thể về bên con cháu.
Những người đại diện cho các gia đình trong dòng họ chuẩn bị lễ vật, hẹn ngày y Hợi, Ngọ, Tỵ, Thân hoặc Thìn để mang lễ vật đi làm lễ.
Những người đại diện cho các gia đình trong dòng họ chuẩn bị lễ vật, hẹn ngày y Hợi, Ngọ, Tỵ, Thân hoặc Thìn để mang lễ vật đi làm lễ.
Khi đến nơi, mỗi người sẽ mở những lễ vật bày lên chiếc mâm lớn. Lễ vật là đồ ăn thức uống quen thuộc, được chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó.
Khi đến nơi, mỗi người sẽ mở những lễ vật bày lên chiếc mâm lớn. Lễ vật là đồ ăn thức uống quen thuộc, được chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó.
Mỗi gia đình tự đồ cơm bằng gạo mới của nhà mình, gói trong lá chuối, 1 số loại củ như khoai sọ, gừng cùng với 1 con sóc, 1 con cua, 1 con cá đã được chế biến, gói vào lá chuối, hấp chín. Đây là những lễ vật bắt buộc phải có.
Mỗi gia đình tự đồ cơm bằng gạo mới của nhà mình, gói trong lá chuối, 1 số loại củ như khoai sọ, gừng cùng với 1 con sóc, 1 con cua, 1 con cá đã được chế biến, gói vào lá chuối, hấp chín. Đây là những lễ vật bắt buộc phải có.
Thầy cúng đặt cơm và cây lúa chuẩn bị thu hoạch lên ban thờ tổ tiên để kết thúc nghi thức cúng.
Sau lễ, gia chủ và con cháu trong nhà bày mâm mời anh em họ hàng, khách khứa trong bản dự bữa cơm mới. Gia đình nào khó khăn, trưởng dòng họ cho đem lễ vật đã cúng về nhà ăn.
Sau lễ, gia chủ và con cháu trong nhà bày mâm mời anh em họ hàng, khách khứa trong bản dự bữa cơm mới. Gia đình nào khó khăn, trưởng dòng họ cho đem lễ vật đã cúng về nhà ăn.
Họ nhảy múa, hát các bài dân ca truyền thống, trò chơi dân gian của dân tộc mình.
Các điệu hát và tiếng sáo, tiếng đàn vang lên khắp núi rừng báo hiệu một mùa bội thu, an lành, no ấm. Lễ hội lần này được tái hiện diễn ra tại Làng Văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Các điệu hát và tiếng sáo, tiếng đàn vang lên khắp núi rừng báo hiệu một mùa bội thu, an lành, no ấm. Lễ hội lần này được tái hiện diễn ra tại Làng Văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Ngọc Thành