Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương Hạ diễn ra trong hai ngày 10-11 tháng Giêng. Đây là lễ hội lớn của ngư dân địa phương, ba năm mới được tổ chức một lần vào dịp đầu xuân với ý nghĩa cầu cho một năm mới ra khơi đánh bắt được cá, tôm.
Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương Hạ diễn ra trong hai ngày 10-11 tháng Giêng. Đây là lễ hội lớn của ngư dân địa phương, ba năm mới được tổ chức một lần vào dịp đầu xuân với ý nghĩa cầu cho một năm mới ra khơi đánh bắt được cá, tôm.
Một ngày trước khi nghi lễ cầu ngư diễn ra, người dân tổ chức lễ rước thành hoàng làng.
Làng Thai Dương Hạ thờ vị thành hoàng làng có tên là Trương Quý Công (tên huý là Trương Thiều). Đó là người có công khai khẩn và truyền nghề đánh bắt cho dân trên đầm, phá và ngoài biển khơi.
Một ngày trước khi nghi lễ cầu ngư diễn ra, người dân tổ chức lễ rước thành hoàng làng.
Làng Thai Dương Hạ thờ vị thành hoàng làng có tên là Trương Quý Công (tên huý là Trương Thiều). Đó là người có công khai khẩn và truyền nghề đánh bắt cho dân trên đầm, phá và ngoài biển khơi.
Trong lễ hội cầu ngư, phần lễ được ví như một cuộc tiếp xúc giữa người sống và người chết; phần hội có các diễn xướng gồm hát bội, làm trò bủa lưới và thi tranh tài đua thuyền, bơi trải…
Sau khi vị trưởng làng thắp nén nhang lên bàn thờ thành hoàng, tiếng trống lệnh vang lên báo hiệu lễ hồi cầu ngư bắt đầu.
Trong lễ hội cầu ngư, phần lễ được ví như một cuộc tiếp xúc giữa người sống và người chết; phần hội có các diễn xướng gồm hát bội, làm trò bủa lưới và thi tranh tài đua thuyền, bơi trải…
Sau khi vị trưởng làng thắp nén nhang lên bàn thờ thành hoàng, tiếng trống lệnh vang lên báo hiệu lễ hồi cầu ngư bắt đầu.
Mở đầu lễ hội là cảnh coi con nước trước lúc ra khơi và tập hợp bạn chài của ngư dân.
Làng chài nằm trải dài theo bờ biển Đông, trước mắt là hệ sinh cảnh riêng có của dải đất miền Trung - phá Tam Giang, sau lưng là biển Đông, nên ngư nghiệp từ bao đời là sinh kế của người dân nơi đây.
Làng chài nằm trải dài theo bờ biển Đông, trước mắt là hệ sinh cảnh riêng có của dải đất miền Trung - phá Tam Giang, sau lưng là biển Đông, nên ngư nghiệp từ bao đời là sinh kế của người dân nơi đây.
Một ngư dân trình diễn nghề đánh bắt cá bằng rớ - một loại ngư cụ mà dân làng Thai Dương Hạ xưa kia mưu sinh trên phá Tam Giang, đến nay vẫn được sử dụng.
Một ngư dân trình diễn nghề đánh bắt cá bằng rớ - một loại ngư cụ mà dân làng Thai Dương Hạ xưa kia mưu sinh trên phá Tam Giang, đến nay vẫn được sử dụng.
Ngư dân tái hiện cảnh đánh bắt cá xa bờ với nghề câu cá thu, cá ngừ đại dương.
Cảnh đánh bắt cá vụ Nam với nghề lưới rồng thu hút sự tham gia của người dân.
Các em nhỏ vui vẻ diễn trò cá bị mắc lưới, được ngư dân đưa lên thuyền.
Kết thúc lễ là hình ảnh những con tàu đánh bắt xa khơi của ngư dân về bến với cá, tôm, mực đầy khoang.
Kết thúc lễ là hình ảnh những con tàu đánh bắt xa khơi của ngư dân về bến với cá, tôm, mực đầy khoang.
Cá đánh bắt về được các tiểu thương thu mua tận cảng.
Lễ cầu ngư diễn ra lúc 4h30 sáng nhưng đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương về theo dõi. Nhiều người thích thú khi chứng kiến những màn diễn cảnh mưu sinh hàng ngày của ngư dân, đặc biệt là các kiều bào về quê ăn Tết.
Lễ cầu ngư diễn ra lúc 4h30 sáng nhưng đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương về theo dõi. Nhiều người thích thú khi chứng kiến những màn diễn cảnh mưu sinh hàng ngày của ngư dân, đặc biệt là các kiều bào về quê ăn Tết.
Võ Thạnh