Vivobook S14 A415 (trong hình) và S15 A515 là những laptop Asus đầu tiên trang bị chip xử lý Intel Core i thế hệ thứ 11 với mức giá tầm trung - từ 12,9 triệu đồng. Cả hai đều tích hợp chip đồ họa Intel Iris X thế hệ mới, sử dụng ổ SSD chuẩn PCIe, Wi-Fi 6, loa Harman Kardon và cảm biến vân tay một chạm.
Cuối tháng 9, Acer cũng ra mắt Aspire 5 - laptop đầu tiên chạy chip xử lý Intel Core i thế hệ thứ 11, nhưng giá khởi điểm 13,5 triệu đồng, đắt hơn model của Asus.
Vivobook S14 A415 (trong hình) và S15 A515 là những laptop Asus đầu tiên trang bị chip xử lý Intel Core i thế hệ thứ 11 với mức giá tầm trung - từ 12,9 triệu đồng. Cả hai đều tích hợp chip đồ họa Intel Iris X thế hệ mới, sử dụng ổ SSD chuẩn PCIe, Wi-Fi 6, loa Harman Kardon và cảm biến vân tay một chạm.
Cuối tháng 9, Acer cũng ra mắt Aspire 5 - laptop đầu tiên chạy chip xử lý Intel Core i thế hệ thứ 11, nhưng giá khởi điểm 13,5 triệu đồng, đắt hơn model của Asus.
Để tăng tính nhận diện của sản phẩm, các dòng máy Vivobook 2020 đều có phím Enter có viền màu vàng xanh neon. Hộp sản phẩm cũng đi kèm một bộ sticker cùng chủ đề.
Phiên bản 14 inch dùng kích thước phím tiêu chuẩn, nhưng các phím điều hướng khá nhỏ, thao tác sử dụng không thuận tiện. Hành trình phím trên bản S14 hơi ngắn, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm gõ nhờ độ nảy phù hợp và nhạy.
Để tăng tính nhận diện của sản phẩm, các dòng máy Vivobook 2020 đều có phím Enter có viền màu vàng xanh neon. Hộp sản phẩm cũng đi kèm một bộ sticker cùng chủ đề.
Phiên bản 14 inch dùng kích thước phím tiêu chuẩn, nhưng các phím điều hướng khá nhỏ, thao tác sử dụng không thuận tiện. Hành trình phím trên bản S14 hơi ngắn, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm gõ nhờ độ nảy phù hợp và nhạy.
Cảm biến vân tay đặt trên góc của touchpad. Sử dụng công nghệ nhận diện một chạm như trên điện thoại nên máy mở khá nhanh và dễ sử dụng. Người dùng cũng có thể kết hợp với các phần mềm lưu trữ mật khẩu trên các trang web. Nhờ tích hợp ổ SSD chuẩn mới, tốc độ khởi động máy cũng như mở ứng dụng đều nhanh hơn đáng kể so với ổ HDD trên model cũ.
Cảm biến vân tay đặt trên góc của touchpad. Sử dụng công nghệ nhận diện một chạm như trên điện thoại nên máy mở khá nhanh và dễ sử dụng. Người dùng cũng có thể kết hợp với các phần mềm lưu trữ mật khẩu trên các trang web. Nhờ tích hợp ổ SSD chuẩn mới, tốc độ khởi động máy cũng như mở ứng dụng đều nhanh hơn đáng kể so với ổ HDD trên model cũ.
Vivobook S14 có màn hình 14 inch, tấm nền IPS góc nhìn rộng 178 độ và độ phân giải Full HD nhỉnh hơn so với các model cùng tầm giá.
Đây cũng là một trong số ít laptop hỗ trợ Wi-Fi 6 đầu tiên ở Việt Nam. Chuẩn Wi-Fi mới nhanh hơn 4 lần so với thế hệ trước, mạng phủ sóng rộng hơn, hỗ trợ kết nối cùng lúc hàng nghìn thiết bị cũng như chuẩn MU-MIMO. Tuy nhiên, người dùng cần sử dụng chung với một bộ phát hỗ trợ Wi-Fi 6 thì mới phát huy được ưu điểm.
Vivobook S14 có màn hình 14 inch, tấm nền IPS góc nhìn rộng 178 độ và độ phân giải Full HD nhỉnh hơn so với các model cùng tầm giá.
Đây cũng là một trong số ít laptop hỗ trợ Wi-Fi 6 đầu tiên ở Việt Nam. Chuẩn Wi-Fi mới nhanh hơn 4 lần so với thế hệ trước, mạng phủ sóng rộng hơn, hỗ trợ kết nối cùng lúc hàng nghìn thiết bị cũng như chuẩn MU-MIMO. Tuy nhiên, người dùng cần sử dụng chung với một bộ phát hỗ trợ Wi-Fi 6 thì mới phát huy được ưu điểm.
Bề mặt máy có độ nhám nhẹ nhưng lại dễ bám dính vân tay, đặc biệt là vệt mồ hôi. Phiên bản Vivobook S14 có cân nặng 1,4 kg và mỏng 17,9 mm - kích thước gần tương tự đối thủ Acer Aspire 5 với các thông số 1,46 kg và 17,95 mm tương ứng.
Cấu hình của máy bao gồm các tùy chọn chip xử lý Intel Core i3-1115G4, Core i5-1135G7 hoặc Core i7-1165G7. Tất cả đều thiết lập ở mức TDP 28W cho hiệu năng cao.
Bề mặt máy có độ nhám nhẹ nhưng lại dễ bám dính vân tay, đặc biệt là vệt mồ hôi. Phiên bản Vivobook S14 có cân nặng 1,4 kg và mỏng 17,9 mm - kích thước gần tương tự đối thủ Acer Aspire 5 với các thông số 1,46 kg và 17,95 mm tương ứng.
Cấu hình của máy bao gồm các tùy chọn chip xử lý Intel Core i3-1115G4, Core i5-1135G7 hoặc Core i7-1165G7. Tất cả đều thiết lập ở mức TDP 28W cho hiệu năng cao.
Cạnh phải có cổng 2 cổng USB cũ cùng đầu đọc thẻ microSD - hiếm thấy ở các model cùng tầm giá. Pin đi kèm có dung lượng 42 Whr, sạc nhanh với tốc độ 49 phút đạt được 60% dung lượng. Tuy nhiên, nhà sản xuất không công bố thời lượng sử dụng.
Cạnh phải có cổng 2 cổng USB cũ cùng đầu đọc thẻ microSD - hiếm thấy ở các model cùng tầm giá. Pin đi kèm có dung lượng 42 Whr, sạc nhanh với tốc độ 49 phút đạt được 60% dung lượng. Tuy nhiên, nhà sản xuất không công bố thời lượng sử dụng.
So với đối thủ Aspire 15, Vivobook S14/S15 có nhiều cổng kết nối hơn. Bên trái có cổng HDMI, USB-C, giắc cắm tai nghe và USB chuẩn cũ. Nhưng điểm đáng tiếc là máy vẫn dùng chuẩn sạc riêng kiểu cũ thay vì sạc qua cổng USB tiện dụng như nhiều model tầm giá trên 20 triệu đồng khác hay MateBook 5 cùng tầm giá từ Huawei.
So với đối thủ Aspire 15, Vivobook S14/S15 có nhiều cổng kết nối hơn. Bên trái có cổng HDMI, USB-C, giắc cắm tai nghe và USB chuẩn cũ. Nhưng điểm đáng tiếc là máy vẫn dùng chuẩn sạc riêng kiểu cũ thay vì sạc qua cổng USB tiện dụng như nhiều model tầm giá trên 20 triệu đồng khác hay MateBook 5 cùng tầm giá từ Huawei.
Asus đưa hệ thống loa xuống cạnh dưới. Loa được tinh chỉnh bởi Harman Kardon, tuy nhiên, chất lượng chỉ ở mức ổn, không nhỉnh hơn các model cùng tầm.
Thiết kế của máy khá dễ tháo lắp. Mẫu S14 còn có trống khe cắm để nâng cấp bộ nhớ trong SSD.
Asus đưa hệ thống loa xuống cạnh dưới. Loa được tinh chỉnh bởi Harman Kardon, tuy nhiên, chất lượng chỉ ở mức ổn, không nhỉnh hơn các model cùng tầm.
Thiết kế của máy khá dễ tháo lắp. Mẫu S14 còn có trống khe cắm để nâng cấp bộ nhớ trong SSD.
Vivobook S15 (trái) có giá từ 12,9 triệu đồng, trong khi bản S14 (phải) có giá từ 12,9 triệu đồng. Bộ nhớ RAM của hai máy có tùy chọn 4 hoặc 8 GB, riêng mẫu S15 có thể nâng cấp lên 20 GB.
Vivobook S15 (trái) có giá từ 12,9 triệu đồng, trong khi bản S14 (phải) có giá từ 12,9 triệu đồng. Bộ nhớ RAM của hai máy có tùy chọn 4 hoặc 8 GB, riêng mẫu S15 có thể nâng cấp lên 20 GB.
Tuấn Hưng