Bóng đèn tỏa sáng khi nhận điện năng từ khoảng cách 2 m. Ảnh: BBC. |
Nhóm nghiên cứu tại Viện công nghệ Massacussetts (Mỹ) đã làm cho một bóng đén 60 watt tỏa sáng bằng nguồn điện cấp từ khoảng cách 2 mét giữa các cuộn trở xoắn (một để truyền và một để nhận), theo khái niệm vật lý cộng hưởng của các vật thể cùng tần số.
Thành tựu nói trên được đặt tên là WiTricity và các nhà nghiên cứu tin rằng chỉ trong vòng vài năm nữa, máy tính xách tay, điện thoại di động cũng như nhiều sản phẩm không dây khác sẽ được nạp điện theo cách này.
Mô hình truyền dẫn điện không dây. Ảnh: BBC. |
Công nghệ mới sẽ giúp nhiều thiết bị loại bỏ sự phụ thuộc vào pin, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm do nguồn này gây ra.
Hạn chế kỹ thuật mà thử nghiệm cho thấy là có tới 45% năng lượng truyền tải sẽ bị thất thoát. Vì thế, hiệu quả của công nghệ truyền điện không dây phải được nhân đôi mới có thể sánh được với pin hiện nay.
Từ nhiều năm qua, giới khoa học khẳng định rằng điện có thể được truyền dẫn mà không cần dây. Rất nhiều nỗ lực đã được tiến hành để tìm ra phương thức thực tiễn và hiệu quả nhất nhằm biến điều đó thành hiện thực.
P.K. (theo Independent)