Bà Bùi Phương Thảo - phụ trách maketing nhãn hàng Rocket (thuộc thuộc tập đoàn đầu tư FIT Group) cho biết, Quỹ phòng chống và khắc phục dịch bệnh Zika sẽ hỗ trợ mỗi bệnh nhân từ 3 đến 5 triệu đồng với mục tiêu chữa trị cho 50 ca nhiễm virus Zika tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương trong năm 2016.
Thông tin trên được chia sẻ trong Hội thảo "Phòng chống và chữa trị cho bệnh nhân nhiễm virus Zika" vào ngày 4/10. Sự kiện được tổ chức bởi lãnh đạo Bộ Y tế, Bệnh viện Nhiệt đới cùng đại diện công ty FIT Consumer.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, dù được phát hiện tại Uganda từ năm 1947 nhưng phải tới năm 2014, thế giới mới thực sự hoảng hốt vì Zika, sau đợt bùng phát tại châu Mỹ.
Từ năm 2015 đến 5/2016, thế giới đã có 61 quốc gia ghi nhận ca bệnh, trong đó chủ yếu tại khu vực Nam Mỹ (Brazil, Colombia, Venezuela). Một số nước ngoài Nam Mỹ bị Zika xâm nhập gồm Thái Lan, Đức, Hà Lan, Australia, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga (thông qua người du lịch trở về) và Việt Nam.. Đồng thời, dịch có nguy cơ bùng phát tại Đông Nam Á.
Gần đây, Brazil công bố số trẻ sơ sinh có hội chứng não bé (microcephaly) tăng vọt so với các năm trước và nghi ngờ có liên quan đến các vụ dịch do virus Zika gây ra. Tỷ lệ mắc Zika ở Brazil đã lên đến 0,72% dân số với 4.900 ca bị não bé và 49 ca đã tử vong.
Bệnh thường diễn biến lành tính, hiếm gặp những ca nặng và tử vong, nhưng virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây dịch. Đặc biệt, virus Zika có thể gây hội chứng Guillain-Barre hoặc hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. Đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và văcxin phòng bệnh
Dù không phải loại bệnh “vô phương cứu chữa” nhưng những di chứng mà Zika gây ra đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là cơ chế lây lan dễ dàng từ mẹ sang con qua truyền máu, qua quan hệ tình dục và truyền bệnh qua muỗi Andes gây tâm lý hoang mang cho nhiều người.
Theo tiến sĩ Trần Văn Giang - Phó trưởng khoa điều trị tích cực, đến nay, nước ta đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm bệnh do virus Zika. Hơn nữa, khả năng dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra bởi việc giao lưu, đi lại quốc tế diễn ra mỗi ngày, với 80% số ca nhiễm virus không có biểu hiện triệu chứng. Nguyên nhân gây ra bệnh là do muỗi Aedes lưu hành phổ biến tại Việt Nam, miễn dịch cộng đồng với loại virus này gần như chưa có, đồng thời cũng chưa có văcxin và thuốc điều trị.
Vì vậy, theo tiến sĩ Giang, Bộ Y tế cần tuyên truyền cho người dân, đặc biệt những người đi - đến - về từ quốc gia có dịch. Cán bộ y tế, nhân viên tại khu vực cửa khẩu, cán bộ tham gia phòng chống bệnh do virus Zika cần chủ động tự theo dõi sức khỏe và thông báo cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần vận động người dân thường xuyên diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi, đồng thời nên có thói quen ngủ màn và sử dụng các biện pháp khác phòng, chống muỗi đốt.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính cũng cho rằng, biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay là diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt, mọi người cần mặc quần áo dài tay; ngủ màn; kem xoa chống muỗi; diệt bọ gậy... Ngoài ra, đối với trường hợp truyền máu và quan hệ tình dục cần có sự cẩn trọng nhất định theo chỉ định của các cơ quan y tế.
Với mong muốn chung tay cùng cộng đồng, đại diện công ty FIT Consumer hy vọng Quỹ Rocket sẽ góp phần giảm thiểu những loại bệnh do muỗi gây ra, đặc biệt là Zika. Trong hội thảo, công ty cũng giới thiệu bình xịt muỗi và côn trùng Rocket - sản phẩm được Viện sốt rét TP HCM, Bộ y tế chứng nhận diệt hiệu quả muỗi Aedes truyền virus Zica. Đặc biệt, Rocket có tác dụng diệt 6 loại côn trùng gây hại như muỗi, gián, kiến, bọ chét, mối, ruồi...
Thi Quân