![]() |
Lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài. |
Đó là nội dung dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính đối với lao động Việt Nam ở nước ngoài vi phạm quy định quản lý nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động, đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoàn tất, chuẩn bị trình Chính phủ.
Theo dự thảo, nếu lao động bỏ trốn ra khai báo với chính quyền nước sở tại và tự nguyện xin về nước, hoặc vận động những người vi phạm ra khai báo và xin về thì được coi là các tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Nếu vi phạm có tổ chức, xúi giục người khác cùng vi phạm hoặc cố tình lẩn trốn không chấp hành quyết định xử phạt thì bị coi là các tình tiết tăng nặng.
Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt lao động bỏ trốn. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, lao động bỏ trốn không chấp hành hình phạt thì hành vi vi phạm tiếp theo của họ ở nước ngoài sẽ được coi là tái phạm.
Dự kiến dự thảo nghị định được thông qua và có hiệu lực từ tháng 6.
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, lao động bỏ trốn đang là "vấn nạn", trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Chính vì tỷ lệ trốn quá cao (khoảng 10%) nên từ 20/1, Đài Loan đã thông báo tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam đi giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân. Đến nay, lãnh thổ này vẫn chưa đồng ý tiếp nhận lại lao động Việt Nam. Tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 9.500 lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp và Chính quyền nước này cũng đang cố gắng vận động họ về nước.
Như Trang