Lăng Ông Thủy Tướng tọa lạc trên đường Duyên Hải, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, tồn tại từ khoảng giữa thế kỷ 18 tới thế kỷ 19, khi Thương cảng Cần Giờ đã trở thành một trong những thương cảng phát triển nhất ở Đàng Trong.
Lăng Ông Thủy Tướng tọa lạc trên đường Duyên Hải, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, tồn tại từ khoảng giữa thế kỷ 18 tới thế kỷ 19, khi Thương cảng Cần Giờ đã trở thành một trong những thương cảng phát triển nhất ở Đàng Trong.
Lăng có riêng một gian phòng đặt bộ xương Cá Ông dài 12m do Viện Bảo tàng TP HCM phục dựng năm 2001, bảo quản trong tủ kính.
Lăng có riêng một gian phòng đặt bộ xương Cá Ông dài 12m do Viện Bảo tàng TP HCM phục dựng năm 2001, bảo quản trong tủ kính.
Trong lăng còn trưng bày các ngư cụ xưa của người dân vùng chài lưới (đóng đáy sông Cầu).
Cá Ông lụy (mất) vào năm 1971, được dân làng vớt vào bờ để thờ cúng. Tương truyền Cá Ông có phần lưng lõm sâu bè bè như một chiếc ghe để giúp nâng tàu thuyền gặp nạn vào bờ.
Cá Ông lụy (mất) vào năm 1971, được dân làng vớt vào bờ để thờ cúng. Tương truyền Cá Ông có phần lưng lõm sâu bè bè như một chiếc ghe để giúp nâng tàu thuyền gặp nạn vào bờ.
Ngoài Thần Nam Hải (Cá Ông), Lăng Ông Thủy Tướng còn thờ phụng các vị thần biển khác như Hà Bá, Thủy Quang, Ngọc Lân để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và an toàn cho người đi biển.
Ngoài Thần Nam Hải (Cá Ông), Lăng Ông Thủy Tướng còn thờ phụng các vị thần biển khác như Hà Bá, Thủy Quang, Ngọc Lân để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và an toàn cho người đi biển.
Ông Lê Văn No (70 tuổi) phụ trách trông coi lăng, làm nhiệm vụ hầu chuông, gõ mõ và hướng dẫn du khách thắp hương bái lạy Thần Biển.
Ông Lê Văn No (70 tuổi) phụ trách trông coi lăng, làm nhiệm vụ hầu chuông, gõ mõ và hướng dẫn du khách thắp hương bái lạy Thần Biển.
Chính tẩm có bàn thờ Hội đồng, thờ chung các vị thần linh, với lối điêu khắc và trạm trổ cột kèo trang nghiêm.
Chính tẩm có bàn thờ Hội đồng, thờ chung các vị thần linh, với lối điêu khắc và trạm trổ cột kèo trang nghiêm.
Mỗi ngày Lăng Ông đều đón du khách thập phương ghé đến tham quan, cúng bái, đông nhất vào dịp cuối tuần. Vào rằm tháng tám âm lịch hàng năm, huyện Cần Giờ tổ chức lễ hội truyền thống “Nghinh Ông” để tôn vinh Cá Ông và các vị thần. Ngày chính của hội là từ 14 - 17 tháng tám âm lịch, nhưng mọi công tác chuẩn bị được bắt đầu từ trước đó rất lâu.
Với những giá trị lịch sử - văn hóa - kiến trúc xưa, Lăng Ông Cần Thạnh được UBND thành phố công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2012.
Mỗi ngày Lăng Ông đều đón du khách thập phương ghé đến tham quan, cúng bái, đông nhất vào dịp cuối tuần. Vào rằm tháng tám âm lịch hàng năm, huyện Cần Giờ tổ chức lễ hội truyền thống “Nghinh Ông” để tôn vinh Cá Ông và các vị thần. Ngày chính của hội là từ 14 - 17 tháng tám âm lịch, nhưng mọi công tác chuẩn bị được bắt đầu từ trước đó rất lâu.
Với những giá trị lịch sử - văn hóa - kiến trúc xưa, Lăng Ông Cần Thạnh được UBND thành phố công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2012.
Yến Nhi - Đinh Mai