Sáng 9/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia mở cửa triển lãm Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, trưng bày hơn 130 hình ảnh, hiện vật về lịch sử hình thành, phát triển ngành nghề truyền thống.
Sáng 9/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia mở cửa triển lãm Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, trưng bày hơn 130 hình ảnh, hiện vật về lịch sử hình thành, phát triển ngành nghề truyền thống.
Ảnh tư liệu về nghề giấy Kẻ Bưởi (nay thuộc địa bàn quận Tây Hồ). Nghề làm giấy dó nổi tiếng nơi đây đã đi vào ca dao thành một nét đặc trưng cho các làng nghề tại Hà Nội.
Ảnh tư liệu về nghề giấy Kẻ Bưởi (nay thuộc địa bàn quận Tây Hồ). Nghề làm giấy dó nổi tiếng nơi đây đã đi vào ca dao thành một nét đặc trưng cho các làng nghề tại Hà Nội.
Trường Bách nghệ dạy lớp đục và trạm năm 1930. Trường dạy nghề Hà Nội được thành lập theo nghị quyết của phòng Thương mại Hà Nội ngày 10/8/1898 và khai giảng lớp đầu tiên vào ngày 15/3/1899.
Trường Bách nghệ dạy lớp đục và trạm năm 1930. Trường dạy nghề Hà Nội được thành lập theo nghị quyết của phòng Thương mại Hà Nội ngày 10/8/1898 và khai giảng lớp đầu tiên vào ngày 15/3/1899.
Khu đấu xảo diễn ra tại Hà Nội tháng 11/1928. Lần đầu tiên hàng thủ công Việt Nam, trong đó có Hà Nội tham dự đấu xảo quốc tế tại Paris vào năm 1878 với nhiều sản phẩm như thêu lụa, khảm xà cừ, mỹ nghệ, nón...
Khu đấu xảo diễn ra tại Hà Nội tháng 11/1928. Lần đầu tiên hàng thủ công Việt Nam, trong đó có Hà Nội tham dự đấu xảo quốc tế tại Paris vào năm 1878 với nhiều sản phẩm như thêu lụa, khảm xà cừ, mỹ nghệ, nón...
Bộ bàn ghế khảm trai được sản xuất từ những năm 1920 tại làng nghề Chuyên Mỹ, Phú Xuyên tại triển lãm.
Bộ bàn ghế khảm trai được sản xuất từ những năm 1920 tại làng nghề Chuyên Mỹ, Phú Xuyên tại triển lãm.
Bên cạnh khu trưng bày, triển lãm còn có không gian cho khách tham quan tương tác với nghệ nhân, trải nghiệm các sản phẩm thủ công.
Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín) trình diễn kỹ thuật thêu tranh.Tranh thêu tay của ông là tập hợp của nhiều lớp chỉ chồng chéo lên nhau với đặc thù hình khối hội họa tiêu biểu. Một bức tranh thông thường gồm 3 lớp chính: lớp nền, lớp đi nét cơ bản, lớp kỹ thuật. Mỗi lớp chỉ do một nhóm thợ khác nhau đảm nhiệm.
Bên cạnh khu trưng bày, triển lãm còn có không gian cho khách tham quan tương tác với nghệ nhân, trải nghiệm các sản phẩm thủ công.
Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín) trình diễn kỹ thuật thêu tranh.Tranh thêu tay của ông là tập hợp của nhiều lớp chỉ chồng chéo lên nhau với đặc thù hình khối hội họa tiêu biểu. Một bức tranh thông thường gồm 3 lớp chính: lớp nền, lớp đi nét cơ bản, lớp kỹ thuật. Mỗi lớp chỉ do một nhóm thợ khác nhau đảm nhiệm.
Triển lãm sẽ mở cửa trong 6 tháng, từ ngày 9/10 nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ngọc Thành