Lăng Hoàng Gia (thị xã Gò Công, Tiền Giang) có diện tích khoảng 3.000 m2, là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng (1764 - 1825 ), hậu duệ đời thứ tư. Ông Phạm Đăng Hưng là Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công và là ông ngoại vua Tự Đức. Một năm sau khi ông mất, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng mộ theo kiến trúc dành cho lăng tẩm cho đại thần thời bấy giờ.
Lăng Hoàng Gia (thị xã Gò Công, Tiền Giang) có diện tích khoảng 3.000 m2, là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng (1764 - 1825 ), hậu duệ đời thứ tư. Ông Phạm Đăng Hưng là Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công và là ông ngoại vua Tự Đức. Một năm sau khi ông mất, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng mộ theo kiến trúc dành cho lăng tẩm cho đại thần thời bấy giờ.
Cổng vào được xây theo lối tam quan cách điệu, trên mái lợp ngói lưu ly, đỉnh chạm trổ tượng mang hình ảnh "lý ngư vọng nguyệt" (cá chép trông trăng) thể hiện cho sự thanh cao của chủ nhân.
Cổng vào được xây theo lối tam quan cách điệu, trên mái lợp ngói lưu ly, đỉnh chạm trổ tượng mang hình ảnh "lý ngư vọng nguyệt" (cá chép trông trăng) thể hiện cho sự thanh cao của chủ nhân.
Bên trong là khu lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, nổi bật nhất là mộ phần của ông ngoại vua Tự Đức. Mộ ông Phạm Đăng Hưng được táng trên gò cao có dáng mai rùa, diện tích khoảng 800 m2. Mộ xây theo hình bát giác, trong quan ngoài quách, mang dáng dấp của một chiếc mũ quan.
Bên trong là khu lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, nổi bật nhất là mộ phần của ông ngoại vua Tự Đức. Mộ ông Phạm Đăng Hưng được táng trên gò cao có dáng mai rùa, diện tích khoảng 800 m2. Mộ xây theo hình bát giác, trong quan ngoài quách, mang dáng dấp của một chiếc mũ quan.
Vòng quanh mộ được trang trí tinh xảo với nhiều phù điêu như búp sen, cá hóa rồng… Phía sau mộ là hoành phi có khảm trai hình tượng ngũ lân; tượng trưng cho ngũ tước là công, hầu, bá, tử, nam; ngụ ý năm đời đều danh giá.
Vòng quanh mộ được trang trí tinh xảo với nhiều phù điêu như búp sen, cá hóa rồng… Phía sau mộ là hoành phi có khảm trai hình tượng ngũ lân; tượng trưng cho ngũ tước là công, hầu, bá, tử, nam; ngụ ý năm đời đều danh giá.
Những bức phù điêu trang trí trên mộ được xây dựng thêm vào thời vua Khải Định. Dưới bàn tay nghệ nhân cung đình Huế, các phù điêu cá chép, lân, rồng... được chế tác tinh xảo, thể hiện sự quyền quý của một bậc đại thần.
Những bức phù điêu trang trí trên mộ được xây dựng thêm vào thời vua Khải Định. Dưới bàn tay nghệ nhân cung đình Huế, các phù điêu cá chép, lân, rồng... được chế tác tinh xảo, thể hiện sự quyền quý của một bậc đại thần.
Cạnh lăng mộ là hai nhà bia do vua Tự Đức và Thành Thái ban tặng, để khắc ghi công lao của ông Phạm Đăng Hưng. Nổi bật và ly kỳ hơn cả là tấm bia do vua Tự Đức dựng năm 1858. "Tấm bia khi trên đường chuyển vào lăng thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé. Chính vì vậy trên bia giờ có hình cây thánh giá và tiếng Pháp. Những năm 1980, bia đá được tìm thấy khi giải tỏa một nghĩa trang ở Sài Gòn. Tính ra tấm bia mang tên hai người này đã luân lạc hơn trăm năm", ông Phan Văn Dũng (56 tuổi), người trông coi lăng gần chục năm nay, cho biết.
Cạnh lăng mộ là hai nhà bia do vua Tự Đức và Thành Thái ban tặng, để khắc ghi công lao của ông Phạm Đăng Hưng. Nổi bật và ly kỳ hơn cả là tấm bia do vua Tự Đức dựng năm 1858. "Tấm bia khi trên đường chuyển vào lăng thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé. Chính vì vậy trên bia giờ có hình cây thánh giá và tiếng Pháp. Những năm 1980, bia đá được tìm thấy khi giải tỏa một nghĩa trang ở Sài Gòn. Tính ra tấm bia mang tên hai người này đã luân lạc hơn trăm năm", ông Phan Văn Dũng (56 tuổi), người trông coi lăng gần chục năm nay, cho biết.
Cạnh khu lăng mộ là từ đường được cất theo kiến trúc cung đình, để thờ những người trong dòng tộc Phạm Đăng. Hiện nay, ngôi nhà bao gồm một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ.
Cạnh khu lăng mộ là từ đường được cất theo kiến trúc cung đình, để thờ những người trong dòng tộc Phạm Đăng. Hiện nay, ngôi nhà bao gồm một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ.
Vào năm 1888, vua Thành Thái lên ngôi, chuẩn bị vào viếng lăng nên cho trùng tu. Năm 1921, vua Khải Định tiếp tục sửa sang lại lăng. Vì vậy, kiến trúc lăng hiện nay mang nét Á - Âu kết hợp.
Mặt tiền với những cửa vòm và phù điêu hoa lá theo lối kiến trúc phương Tây, hàng cột có câu đối chữ Hán theo lối kiến trúc phương Đông. Chính giữa là dùng chữ "Đức Quốc Công Từ", do vua Tự Đức truy phong khi ông Phạm Đăng Hưng mất.
Vào năm 1888, vua Thành Thái lên ngôi, chuẩn bị vào viếng lăng nên cho trùng tu. Năm 1921, vua Khải Định tiếp tục sửa sang lại lăng. Vì vậy, kiến trúc lăng hiện nay mang nét Á - Âu kết hợp.
Mặt tiền với những cửa vòm và phù điêu hoa lá theo lối kiến trúc phương Tây, hàng cột có câu đối chữ Hán theo lối kiến trúc phương Đông. Chính giữa là dùng chữ "Đức Quốc Công Từ", do vua Tự Đức truy phong khi ông Phạm Đăng Hưng mất.
Bên trong lăng xây theo kiến trúc ba gian hai chái, với những cột chịu lực dựng song song. Bên trong bài trí các gian thờ ông Phạm Đăng Hưng và người trong dòng họ.
Bên trong lăng xây theo kiến trúc ba gian hai chái, với những cột chịu lực dựng song song. Bên trong bài trí các gian thờ ông Phạm Đăng Hưng và người trong dòng họ.
Nhà từ đường làm chủ yếu bằng gỗ sơn son thếp vàng, do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện.
Bàn thờ ông Phạm Đăng Hưng ở vị trí chính giữa. Năm 2018, con cháu dòng họ đặt thêm tượng bán thân Hoàng thái hậu Từ Dũ, người được gọi là bậc mẫu nghi thiên hạ.
Bàn thờ ông Phạm Đăng Hưng ở vị trí chính giữa. Năm 2018, con cháu dòng họ đặt thêm tượng bán thân Hoàng thái hậu Từ Dũ, người được gọi là bậc mẫu nghi thiên hạ.
Trong khuôn viên lăng còn có giếng nước cổ xây bằng gạch vồ. Qua hàng trăm năm, nước trong giếng luôn đầy và trong vắt.
Trong khuôn viên lăng còn có giếng nước cổ xây bằng gạch vồ. Qua hàng trăm năm, nước trong giếng luôn đầy và trong vắt.
Quỳnh Trần