Nằm ở thung lũng bao quanh bởi các dãy núi đá vôi, xã Tân Hóa huyện Minh Hóa được xem là rốn lũ ở Quảng Bình. Sau bão Soulik, mưa lớn nhiều ngày cộng với nước từ thượng nguồn sông Nan đổ về khiến 418 hộ dân ở xã Tân Hóa ngập 1,5 -2m. Nhiều căn nhà của người dân chìm trong biển nước.
Năm 2023, Tổ chức Du lịch thế giới (UN Tourism) vinh danh Tân Hóa là "Làng du lịch tốt nhất thế giới". UN Tourism ghi nhận tài nguyên văn hóa, thiên nhiên phong phú, nổi bật của làng.
Nằm ở thung lũng bao quanh bởi các dãy núi đá vôi, xã Tân Hóa huyện Minh Hóa được xem là rốn lũ ở Quảng Bình. Sau bão Soulik, mưa lớn nhiều ngày cộng với nước từ thượng nguồn sông Nan đổ về khiến 418 hộ dân ở xã Tân Hóa ngập 1,5 -2m. Nhiều căn nhà của người dân chìm trong biển nước.
Năm 2023, Tổ chức Du lịch thế giới (UN Tourism) vinh danh Tân Hóa là "Làng du lịch tốt nhất thế giới". UN Tourism ghi nhận tài nguyên văn hóa, thiên nhiên phong phú, nổi bật của làng.
Hàng trăm ngôi nhà nằm ven chân núi chìm trong nước lũ, nước ngập lên tận mái nhà.
Tuy nhiên, Tân Hóa hiện không còn cảnh chạy lũ trong đêm, di dời tài sản, vật nuôi trong nước lũ. Sau trận lũ năm 2010, người dân xã bắt đầu làm nhà nổi để thích ứng với mưa lũ.
Trong ảnh là nước lũ bủa vậy trường học ở xã Tân Hóa, người dân dùng thuyền để đi lại. Những mái nhà xanh trong xã là những nhà phao, nơi người dân tránh lũ.
Tuy nhiên, Tân Hóa hiện không còn cảnh chạy lũ trong đêm, di dời tài sản, vật nuôi trong nước lũ. Sau trận lũ năm 2010, người dân xã bắt đầu làm nhà nổi để thích ứng với mưa lũ.
Trong ảnh là nước lũ bủa vậy trường học ở xã Tân Hóa, người dân dùng thuyền để đi lại. Những mái nhà xanh trong xã là những nhà phao, nơi người dân tránh lũ.
Dự báo mưa lớn sau bão, lũ lên, người dân xã Tân Hóa đã chủ động đưa tài sản lên nhà nổi từ trước để tránh hư hỏng.
Ông Nguyễn Châu Mỹ, Phó tổng giám đốc Oxalis, đơn vị khai thác du lịch ở Tân Hóa, cho hay trong mùa lũ các ngôi nhà nổi ở xã vẫn đón khách du lịch đến trải nghiệm bình thường. Mấy năm trước, nhà nổi là nơi lưu trú của nhiều du khách quốc tế và trong nước.
Dự báo mưa lớn sau bão, lũ lên, người dân xã Tân Hóa đã chủ động đưa tài sản lên nhà nổi từ trước để tránh hư hỏng.
Ông Nguyễn Châu Mỹ, Phó tổng giám đốc Oxalis, đơn vị khai thác du lịch ở Tân Hóa, cho hay trong mùa lũ các ngôi nhà nổi ở xã vẫn đón khách du lịch đến trải nghiệm bình thường. Mấy năm trước, nhà nổi là nơi lưu trú của nhiều du khách quốc tế và trong nước.
Trước lũ, đàn trâu bò được người dân xã Tân Hóa đưa lên núi cao. Riêng các đàn vịt cũng được làm nhà nổi để thích ứng với mưa lũ.
Trước lũ, đàn trâu bò được người dân xã Tân Hóa đưa lên núi cao. Riêng các đàn vịt cũng được làm nhà nổi để thích ứng với mưa lũ.
Trường mầm non Tân Hóa được xây dựng kiểu nhà sàn để thích ứng với lũ.
Những căn nhà nổi được người dân xã Tân Hóa thiết kế để sống chung với mưa lũ tại địa phương.
Ông Trương Thanh Duẩn, Chủ tịch xã Tân Hóa, cho hay người dân đã thích ứng với cuộc sống mưa lũ bằng việc làm nhà nổi và những căn nhà phao đang "tỏ ra hiệu quả". Toàn xã có 600 nhà nổi, nước lên chừng nào, nhà nổi lên chừng đó.
Những căn nhà nổi được người dân xã Tân Hóa thiết kế để sống chung với mưa lũ tại địa phương.
Ông Trương Thanh Duẩn, Chủ tịch xã Tân Hóa, cho hay người dân đã thích ứng với cuộc sống mưa lũ bằng việc làm nhà nổi và những căn nhà phao đang "tỏ ra hiệu quả". Toàn xã có 600 nhà nổi, nước lên chừng nào, nhà nổi lên chừng đó.
Ngoài làm nhà nổi, người dân cũng chuẩn bị thuyền gỗ, thuyền nhôm, áo phao để đi lại trong đợt lũ.
Theo thống kê của tỉnh Quảng Bình, nước lũ đang rút chậm, địa phương có 37 thôn bản bị chia cắt, hơn 600 hộ dân vẫn bị ngập sâu, riêng xã Tân Hóa có hơn 400 hộ dân.
Ngoài làm nhà nổi, người dân cũng chuẩn bị thuyền gỗ, thuyền nhôm, áo phao để đi lại trong đợt lũ.
Theo thống kê của tỉnh Quảng Bình, nước lũ đang rút chậm, địa phương có 37 thôn bản bị chia cắt, hơn 600 hộ dân vẫn bị ngập sâu, riêng xã Tân Hóa có hơn 400 hộ dân.
Võ Thạnh