Một tuần sau bão Yagi, làng đào Nhật Tân ven sông Hồng, dưới chân cầu Nhật Tân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) trở nên xơ xác. Những gốc đào chuẩn bị cho Tết Nguyên đán bị nước lũ nhấn chìm sâu 3-4 m.
Nhiều người dân lo ngại rằng, dù một số cây đào cao hơn còn sót lại, nhưng sau một tuần ngâm mình trong nước, rễ cây đã bị úng, khó có thể phục hồi.
Một tuần sau bão Yagi, làng đào Nhật Tân ven sông Hồng, dưới chân cầu Nhật Tân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) trở nên xơ xác. Những gốc đào chuẩn bị cho Tết Nguyên đán bị nước lũ nhấn chìm sâu 3-4 m.
Nhiều người dân lo ngại rằng, dù một số cây đào cao hơn còn sót lại, nhưng sau một tuần ngâm mình trong nước, rễ cây đã bị úng, khó có thể phục hồi.
Đến sáng 15/9, một số diện tích trồng đào tại Nhật Tân vẫn còn ngập trong nước lũ. Làng nghề truyền thống này nổi tiếng với nhiều giống đào đa dạng như bích, phai, trắng, nụ và đặc biệt là đào thất thốn.
Với 802 hộ dân gắn bó, đào Nhật Tân không chỉ là nguồn sinh kế quan trọng mà còn là sản phẩm OCOP 4 sao, góp phần quảng bá hình ảnh làng nghề đến du khách.
Đến sáng 15/9, một số diện tích trồng đào tại Nhật Tân vẫn còn ngập trong nước lũ. Làng nghề truyền thống này nổi tiếng với nhiều giống đào đa dạng như bích, phai, trắng, nụ và đặc biệt là đào thất thốn.
Với 802 hộ dân gắn bó, đào Nhật Tân không chỉ là nguồn sinh kế quan trọng mà còn là sản phẩm OCOP 4 sao, góp phần quảng bá hình ảnh làng nghề đến du khách.
Ngay cả những gốc đào cổ thụ được người dân nâng niu, chăm sóc kỹ lưỡng với những luống đất cao cũng không tránh khỏi bị ngập, ngâm mình trong nước đến tận ngọn. Nước rút, cành và thân cây phủ màu trắng xám.
Ngay cả những gốc đào cổ thụ được người dân nâng niu, chăm sóc kỹ lưỡng với những luống đất cao cũng không tránh khỏi bị ngập, ngâm mình trong nước đến tận ngọn. Nước rút, cành và thân cây phủ màu trắng xám.
Gốc đào dáng thế chết khô, dưới chân bị sạt lở. Người trồng đào ở Nhật Tân cho biết đào chỉ ngâm nước 1-2 ngày là có nguy cơ chết.
Gốc đào dáng thế chết khô, dưới chân bị sạt lở. Người trồng đào ở Nhật Tân cho biết đào chỉ ngâm nước 1-2 ngày là có nguy cơ chết.
Gần 1.000 gốc đào dáng huyền trong vườn nhà anh Nguyễn Văn Tuấn đã mất trắng.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, 54 tuổi, trú tổ 7, phường Nhật Tân, dùng cưa cắt bỏ những cây đào đã chết. Chị cho biết vườn đào nhà mình bị chết hơn 200 cây. Số này nếu chăm đến tết và hoa ra đúng thời điểm thì bán được 200 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, 54 tuổi, trú tổ 7, phường Nhật Tân, dùng cưa cắt bỏ những cây đào đã chết. Chị cho biết vườn đào nhà mình bị chết hơn 200 cây. Số này nếu chăm đến tết và hoa ra đúng thời điểm thì bán được 200 triệu đồng.
Những gốc đào cổ thụ, chu vi gần một mét, nay đã trơ trụi, chết khô sau trận lụt.
Nhiều vườn đào ven sông Hồng bị bèo tây (lục bình) trên sông dạt vào, làm cây gẫy đổ. Người trồng đào phải lội bùn kéo lục bình ra sông để trồng lại đào mới.
Nhiều vườn đào ven sông Hồng bị bèo tây (lục bình) trên sông dạt vào, làm cây gẫy đổ. Người trồng đào phải lội bùn kéo lục bình ra sông để trồng lại đào mới.
Người dân dùng miếng bạt tạo lối đi trong các vườn đào, quất, cúc hoạ mi, để sớm nhổ bỏ cây chết sau lũ, chờ làm lại đất trồng cấy vụ mới.
Người dân dùng miếng bạt tạo lối đi trong các vườn đào, quất, cúc hoạ mi, để sớm nhổ bỏ cây chết sau lũ, chờ làm lại đất trồng cấy vụ mới.
Cạnh làng đào Nhật Tân, dọc sông Hồng còn có khoảng 30 ha trồng quất của người dân làng Tứ Liên (quận Tây Hồ). Khoảng 70% diện tích này cũng bị hư hại do ảnh hưởng của lũ sau bão Yagi.
Cạnh làng đào Nhật Tân, dọc sông Hồng còn có khoảng 30 ha trồng quất của người dân làng Tứ Liên (quận Tây Hồ). Khoảng 70% diện tích này cũng bị hư hại do ảnh hưởng của lũ sau bão Yagi.
Người trồng quất cho biết với mực nước lũ lên đến 2 m, hầu hết các gốc quất đều bị ngập hoàn toàn, chỉ còn sót lại một số ít cây được trồng trên cao hoặc di dời kịp thời.
Theo báo cáo của TP Hà Nội, toàn thành phố có 11.678 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại, nhiều nhất trong các địa phương ở miền Bắc bị thiệt hại về hoa màu (Hải Phòng 3.305 ha, Nam Định 3.800 ha).
Người trồng quất cho biết với mực nước lũ lên đến 2 m, hầu hết các gốc quất đều bị ngập hoàn toàn, chỉ còn sót lại một số ít cây được trồng trên cao hoặc di dời kịp thời.
Theo báo cáo của TP Hà Nội, toàn thành phố có 11.678 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại, nhiều nhất trong các địa phương ở miền Bắc bị thiệt hại về hoa màu (Hải Phòng 3.305 ha, Nam Định 3.800 ha).
Nguyễn Đông - Giang Huy