Văn Lâm 3 là làng thuần đồng bào Chăm thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, với hơn 950 gia đình (hơn 5.000 nhân khẩu). Bốn ngày qua, hơn chục ngõ ra vào làng đều bị chốt chặn sau lệnh phong tỏa đêm 17/3 để kiểm soát dịch bệnh. Theo lệnh của tỉnh Ninh Thuận, người dân không được tự ý rời khỏi làng trong 28 ngày.
Hai người đàn ông 36 tuổi và 42 tuổi này ở cùng thôn Văn Lâm 3 ("bệnh nhân 61" và "bệnh nhân 67") nhiễm nCoV sau khi dự sự kiện Hồi giáo có 16.000 người tham gia tại Kuala Lumpur hôm 27/2. Nhiều người tiếp xúc với hai ca bệnh này đã được cách ly tập trung.
Không nằm trong diện F1 (chưa tiếp xúc với người nhiễm) nhưng người đàn ông này vẫn ra ngõ nhờ nhân viên y tế đo thân nhiệt đều đặn sáng chiều. Từ ngày xuất hiện Covid-19, không khí lo sợ bệnh tật bao trùm cả làng Chăm, kể cả các làng lân cận.
Văn Lâm 3 là làng thuần đồng bào Chăm thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, với hơn 950 gia đình (hơn 5.000 nhân khẩu). Bốn ngày qua, hơn chục ngõ ra vào làng đều bị chốt chặn sau lệnh phong tỏa đêm 17/3 để kiểm soát dịch bệnh. Theo lệnh của tỉnh Ninh Thuận, người dân không được tự ý rời khỏi làng trong 28 ngày.
Hai người đàn ông 36 tuổi và 42 tuổi này ở cùng thôn Văn Lâm 3 ("bệnh nhân 61" và "bệnh nhân 67") nhiễm nCoV sau khi dự sự kiện Hồi giáo có 16.000 người tham gia tại Kuala Lumpur hôm 27/2. Nhiều người tiếp xúc với hai ca bệnh này đã được cách ly tập trung.
Không nằm trong diện F1 (chưa tiếp xúc với người nhiễm) nhưng người đàn ông này vẫn ra ngõ nhờ nhân viên y tế đo thân nhiệt đều đặn sáng chiều. Từ ngày xuất hiện Covid-19, không khí lo sợ bệnh tật bao trùm cả làng Chăm, kể cả các làng lân cận.
Hàng ngày, trong bán kinh 200 m từ khu nhà hai bệnh nhân sống, nhân viên y tế đều phun thuốc khử trùng để ngăn mầm bệnh lây lan.
Hàng ngày, trong bán kinh 200 m từ khu nhà hai bệnh nhân sống, nhân viên y tế đều phun thuốc khử trùng để ngăn mầm bệnh lây lan.
Cuộc sống cô lập, mọi công ăn việc làm bị đình trệ, sinh hoạt đảo lộn, người trong làng chỉ tiếp xúc với nhau. Người dân ở đây chủ yếu trồng lúa và chăn nuôi bò, cừu, dê...
Ông Thập Hồng Tròn, Trưởng thôn Văn Lâm 3 cho biết, UBND xã Phước Nam đã lập phương án hỗ trợ đủ lương thực cho dân trong thời gian cách ly. "Chính quyền địa phương cũng đang huy động thêm các mạnh thường quân, các doanh nghiệp chung tay cùng với nhà nước chăm lo đời sống đầy đủ cho bà con", ông Tròn nói.
Cuộc sống cô lập, mọi công ăn việc làm bị đình trệ, sinh hoạt đảo lộn, người trong làng chỉ tiếp xúc với nhau. Người dân ở đây chủ yếu trồng lúa và chăn nuôi bò, cừu, dê...
Ông Thập Hồng Tròn, Trưởng thôn Văn Lâm 3 cho biết, UBND xã Phước Nam đã lập phương án hỗ trợ đủ lương thực cho dân trong thời gian cách ly. "Chính quyền địa phương cũng đang huy động thêm các mạnh thường quân, các doanh nghiệp chung tay cùng với nhà nước chăm lo đời sống đầy đủ cho bà con", ông Tròn nói.
Cùng với việc cách ly tại chỗ cả thôn Văn Lâm 3, cơ quan y tế địa phương liên tục truy tìm các trường hợp F1, F2 và F3 để kiểm soát, ngăn chặn mầm bệnh.
Hôm 18/3, khi phát hiện thêm "bệnh nhân 67", ngành y tế Ninh Thuận gấp rút lập danh sách F1 mới để đưa đi cách ly. Bà Bá Thị Kính (bìa trái, 62 tuổi), chị ruột của "bệnh nhân 67" đang khai báo y tế với cán bộ xã. "Dịch bệnh này rất nguy hiểm, mình phải khai báo thành thật", bà Kính nói.
Cùng với việc cách ly tại chỗ cả thôn Văn Lâm 3, cơ quan y tế địa phương liên tục truy tìm các trường hợp F1, F2 và F3 để kiểm soát, ngăn chặn mầm bệnh.
Hôm 18/3, khi phát hiện thêm "bệnh nhân 67", ngành y tế Ninh Thuận gấp rút lập danh sách F1 mới để đưa đi cách ly. Bà Bá Thị Kính (bìa trái, 62 tuổi), chị ruột của "bệnh nhân 67" đang khai báo y tế với cán bộ xã. "Dịch bệnh này rất nguy hiểm, mình phải khai báo thành thật", bà Kính nói.
Tại Trạm Y tế xã Phước Nam, sau khi được kiểm tra đối chiếu thông tin, bà Kính và những người khác lên xe cứu thương về khu cách ly tập trung 14 ngày.
Hiện, cơ quan y tế xác định 120 trường hợp F1 tiếp xúc với hai người bệnh. Trong đó, 77 ca đang được cách ly tại Trường Quân sự Địa phương và 43 trường hợp được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Tại Trạm Y tế xã Phước Nam, sau khi được kiểm tra đối chiếu thông tin, bà Kính và những người khác lên xe cứu thương về khu cách ly tập trung 14 ngày.
Hiện, cơ quan y tế xác định 120 trường hợp F1 tiếp xúc với hai người bệnh. Trong đó, 77 ca đang được cách ly tại Trường Quân sự Địa phương và 43 trường hợp được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Do bị cách ly trong thôn, không thể ra ngoài mua thực phẩm, bà Não Thị Son, 62 tuổi, phải nhờ con gái tiếp tế đồ ăn. Hàng được gửi ở đầu trạm gác, ghi tên tuổi rõ ràng. Khi ra nhận, bà được anh Thiên Sanh Long, 29 tuổi, dân quân tự vệ xã chất hàng giúp lên xe.
Do bị cách ly trong thôn, không thể ra ngoài mua thực phẩm, bà Não Thị Son, 62 tuổi, phải nhờ con gái tiếp tế đồ ăn. Hàng được gửi ở đầu trạm gác, ghi tên tuổi rõ ràng. Khi ra nhận, bà được anh Thiên Sanh Long, 29 tuổi, dân quân tự vệ xã chất hàng giúp lên xe.
Không những lương thực, thực phẩm, mà khẩu trang và cồn y tế là những thứ rất cần đối với người dân trong làng Chăm đang bị cách ly. Thảo Lam, 14 tuổi, nhà ở trong làng đi ra đầu ngõ (chốt phụ có rào chắn, không người trực) lấy số khẩu trang tiếp tế từ một người chị họ ở làng bên cạnh.
Không những lương thực, thực phẩm, mà khẩu trang và cồn y tế là những thứ rất cần đối với người dân trong làng Chăm đang bị cách ly. Thảo Lam, 14 tuổi, nhà ở trong làng đi ra đầu ngõ (chốt phụ có rào chắn, không người trực) lấy số khẩu trang tiếp tế từ một người chị họ ở làng bên cạnh.
Ở làng đối diện, người dân thôn Văn Lâm 1 được đi lại và sinh hoạt tự do, nhưng không khí dịch bệnh bao trùm.
Một người phụ nữ Chăm mang khẩu trang đi nhanh trên con đường ngăn cách giữa hai thôn Văn Lâm 1 và Văn Lâm 3, hướng nhìn về trạm gác đối diện - nơi các cán bộ đang kiểm soát dịch bệnh.
Ở làng đối diện, người dân thôn Văn Lâm 1 được đi lại và sinh hoạt tự do, nhưng không khí dịch bệnh bao trùm.
Một người phụ nữ Chăm mang khẩu trang đi nhanh trên con đường ngăn cách giữa hai thôn Văn Lâm 1 và Văn Lâm 3, hướng nhìn về trạm gác đối diện - nơi các cán bộ đang kiểm soát dịch bệnh.
Thánh đường 101 ở thôn Văn Lâm 1, cách làng Chăm bị cách ly chừng 300 m. Nơi đây, hai bệnh nhân từng đến cầu nguyện nhiều lần trong các buổi lễ có từ 100 đến hơn 200 người. Những người trong ban Hakhem (ban đại diện) của thánh đường tiếp xúc gần với hai bệnh nhân đã được đưa đến khu cách ly tập trung ở Phan Rang.
Ông Não Ngọc Chung, 47 tuổi (đi giữa) rời thánh đường sau lễ cầu nguyện 12h trưa 19/3, cho biết, hiện nay, thánh đường chỉ có một vài tín đồ nhà ở gần mở cửa vào cầu nguyện và canh giữ, còn phần đông đều được khuyến cáo cầu nguyện tại nhà.
Chính quyền xã Phước Nam đã đề nghị đại diện của các tôn giáo trong xã tạm dừng các sinh hoạt, nghi lễ.
Thánh đường 101 ở thôn Văn Lâm 1, cách làng Chăm bị cách ly chừng 300 m. Nơi đây, hai bệnh nhân từng đến cầu nguyện nhiều lần trong các buổi lễ có từ 100 đến hơn 200 người. Những người trong ban Hakhem (ban đại diện) của thánh đường tiếp xúc gần với hai bệnh nhân đã được đưa đến khu cách ly tập trung ở Phan Rang.
Ông Não Ngọc Chung, 47 tuổi (đi giữa) rời thánh đường sau lễ cầu nguyện 12h trưa 19/3, cho biết, hiện nay, thánh đường chỉ có một vài tín đồ nhà ở gần mở cửa vào cầu nguyện và canh giữ, còn phần đông đều được khuyến cáo cầu nguyện tại nhà.
Chính quyền xã Phước Nam đã đề nghị đại diện của các tôn giáo trong xã tạm dừng các sinh hoạt, nghi lễ.
Ở trạm gác cuối làng Chăm Văn Lâm 3, chiều đến các đàn gia súc trở về được cảnh sát túc trực mở cổng cho vào khu cách ly.
Theo bác sĩ Lê Vũ Chương, Phó giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận, Covid-19 không lây qua gia súc, do vậy tỉnh không cấm việc cho đàn gia súc ra ngoài tìm thức ăn, trong khi những người đi chăn được khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với người làng khác.
Ở trạm gác cuối làng Chăm Văn Lâm 3, chiều đến các đàn gia súc trở về được cảnh sát túc trực mở cổng cho vào khu cách ly.
Theo bác sĩ Lê Vũ Chương, Phó giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận, Covid-19 không lây qua gia súc, do vậy tỉnh không cấm việc cho đàn gia súc ra ngoài tìm thức ăn, trong khi những người đi chăn được khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với người làng khác.
Đêm đến, các hộ trong làng phong tỏa tắt đèn ngủ sớm. Con đường làng tĩnh mịch. Không gian thanh vắng, người trực chốt chỉ nghe tiếng côn trùng trong màn đêm.
Ninh Thuận ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên hôm 16/3. Hai ngày sau, một người đàn ông khác cũng dương tính nCov, ca thứ 67. Cả hai cùng 4 người đàn ông khác (hai người ở xã Phước Thái, huyện Ninh Phước) đi dự lễ Hồi giáo ở Malaysia từ ngày 27/2, trở về Ninh Thuận ngày 5/3.
Đêm đến, các hộ trong làng phong tỏa tắt đèn ngủ sớm. Con đường làng tĩnh mịch. Không gian thanh vắng, người trực chốt chỉ nghe tiếng côn trùng trong màn đêm.
Ninh Thuận ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên hôm 16/3. Hai ngày sau, một người đàn ông khác cũng dương tính nCov, ca thứ 67. Cả hai cùng 4 người đàn ông khác (hai người ở xã Phước Thái, huyện Ninh Phước) đi dự lễ Hồi giáo ở Malaysia từ ngày 27/2, trở về Ninh Thuận ngày 5/3.
Việt Quốc