Đảo Thổ Chu là một trong 8 đảo thuộc huyện đảo Thổ Châu, cách trung tâm TP Phú Quốc hơn 100 km và là đảo tiền tiêu trên vùng biển Tây Nam tổ quốc. Du khách đến đảo qua tàu Thổ Châu 09. Ở đây có Bãi Ngự, nơi này có chợ, quán ăn, tiệm cà phê, tạp hóa, cơ sở chế biến hải sản…
Đảo Thổ Chu là một trong 8 đảo thuộc huyện đảo Thổ Châu, cách trung tâm TP Phú Quốc hơn 100 km và là đảo tiền tiêu trên vùng biển Tây Nam tổ quốc. Du khách đến đảo qua tàu Thổ Châu 09. Ở đây có Bãi Ngự, nơi này có chợ, quán ăn, tiệm cà phê, tạp hóa, cơ sở chế biến hải sản…
Đảo hiện có khoảng 2.000 nhân khẩu, tập trung ở Bãi Dong và Bãi Ngự. Cư dân chủ yếu làm nghề nuôi và khai thác thủy hải sản. Hàng năm, người dân trên đảo phải di chuyển nơi cư trú theo mùa gió và nơi đây được biết đến với biệt danh "đảo chạy gió". Ảnh: Nguyễn Văn.
Đảo hiện có khoảng 2.000 nhân khẩu, tập trung ở Bãi Dong và Bãi Ngự. Cư dân chủ yếu làm nghề nuôi và khai thác thủy hải sản. Hàng năm, người dân trên đảo phải di chuyển nơi cư trú theo mùa gió và nơi đây được biết đến với biệt danh "đảo chạy gió". Ảnh: Nguyễn Văn.
Khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 âm lịch, họ sống ở Bãi Ngự để tránh gió bắc, các tháng còn lại họ ở Bãi Dong để tránh gió nam. Bức ảnh chụp vào tháng 7 âm lịch nên tàu thuyền, nhà bè của người dân tập trung ở Bãi Dong.
Khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 âm lịch, họ sống ở Bãi Ngự để tránh gió bắc, các tháng còn lại họ ở Bãi Dong để tránh gió nam. Bức ảnh chụp vào tháng 7 âm lịch nên tàu thuyền, nhà bè của người dân tập trung ở Bãi Dong.
Trên đường xuống Bãi Dong có một khu chợ nhỏ, đặt cạnh trạm khí tượng thủy văn. Trong chợ người dân buôn bán các mặt hàng nghề cá, đặc biệt là dụng cụ câu mực.
Trên đường xuống Bãi Dong có một khu chợ nhỏ, đặt cạnh trạm khí tượng thủy văn. Trong chợ người dân buôn bán các mặt hàng nghề cá, đặc biệt là dụng cụ câu mực.
Ngoài việc xem nghề cá là nghề mưu sinh, người Thổ Chu còn coi đây là thú vui của mình. Họ dễ gần và thân thiện, sẵn sàng hướng dẫn bạn cách câu các loại cá biển trên đảo. Ảnh: Nguyễn Văn
Ngoài việc xem nghề cá là nghề mưu sinh, người Thổ Chu còn coi đây là thú vui của mình. Họ dễ gần và thân thiện, sẵn sàng hướng dẫn bạn cách câu các loại cá biển trên đảo. Ảnh: Nguyễn Văn
Ngư dân Thổ Chu có nghề nuôi cá lồng bè, chủ yếu là cá bớp. Loài cá này thịt có màu trắng, vị ngọt và mềm, thường được nấu lẩu chua ăn kèm bún và rau. Trên đảo có nhiều quán ăn có phục vụ lẩu cá bớp nên khách có thể dùng thử.
Ngư dân Thổ Chu có nghề nuôi cá lồng bè, chủ yếu là cá bớp. Loài cá này thịt có màu trắng, vị ngọt và mềm, thường được nấu lẩu chua ăn kèm bún và rau. Trên đảo có nhiều quán ăn có phục vụ lẩu cá bớp nên khách có thể dùng thử.
Một buổi chiều sóng yên, trẻ em Thổ Chu xuống biển vui đùa cùng bạn. Ảnh: Nguyễn Văn
Thổ Chu không nhộn nhịp hoạt động du lịch vì có vị trí an ninh quốc phòng đặc biệt, khách đến đảo đa phần là các đoàn công tác, thanh niên tình nguyện.
Để ngắm nhìn cảnh quan trên đảo, khách có thể di chuyển từ Bãi Ngự sang Bãi Dong bằng xe máy. Hòn đảo nhiều cây và biển xanh mát yên bình mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái. Dọc ven biển, khách có thể bắt gặp những cây bàng vuông hay cây phong ba, loài cây đặc trưng của vùng đảo Trường Sa cũng có mặt tại đây.
Thổ Chu không nhộn nhịp hoạt động du lịch vì có vị trí an ninh quốc phòng đặc biệt, khách đến đảo đa phần là các đoàn công tác, thanh niên tình nguyện.
Để ngắm nhìn cảnh quan trên đảo, khách có thể di chuyển từ Bãi Ngự sang Bãi Dong bằng xe máy. Hòn đảo nhiều cây và biển xanh mát yên bình mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái. Dọc ven biển, khách có thể bắt gặp những cây bàng vuông hay cây phong ba, loài cây đặc trưng của vùng đảo Trường Sa cũng có mặt tại đây.
Một buổi sáng ở bè cá trên đảo Thổ Chu. Video: Huỳnh Nhi
Huỳnh Nhi