"Thoạt tiên chúng tôi không tin vào điều quan sát được, và đã tìm mọi cách để chứng minh rằng đó không phải là sự thật", ông Bruce Burston, Đại học Quốc gia Ohio, Columbus (Mỹ), nói.
Ban đầu, nhóm khoa học muốn làm một thí nghiệm hoàn toàn khác, nhằm tìm hiểu phản ứng của uran (U) với khí ôxít carbon đơn (CO) để tạo thành nguyên tố CUO theo phương trình:
U + CO ---> CUO
Mục đích của thí nghiệm là tìm hiểu phản ứng của các nguyên tố phóng xạ như uran với một số tạp chất nhỏ trong khí quyển như CO hoặc H2O.
Sau khi tạo được CUO, các nhà khoa học đã làm lạnh liên kết này ở nhiệt độ -269 độ C, và để đảm bảo cho liên kết không bị phá hỏng, họ giữ CUO trong môi trường khí neon lỏng.
Điều bất ngờ xảy ra khi các nhà khoa học lặp lại thí nghiệm bằng cách thay khí neon bằng một khí trơ nặng hơn: argon (lý do là lượng khí neon cho thí nghiệm đã hết). Và họ quan sát được điều chưa từng thấy: Khí trơ argon phản ứng với liên kết CUO, tạo thành liên kết mới!
Các nhà khoa học lặp lại thí nghiệm nhiều lần với các khí trơ nặng hơn nữa: krypton và xenon. Họ xác nhận: Ở nhiệt độ -269 độ C, khí trơ có thể phản ứng với uran. Phát hiện này tạo cơ sở cho giả định: Ở đâu đó trong hệ mặt trời, có thể có những liên kết tự nhiên của khí trơ.
Minh Hy (theo dpa)