Tập tính tỉ mỉ
Bạn hãy tập cho mình tính tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận khi làm việc. Nếu sếp bạn là người tỉ mỉ và là một người quản lý “vi mô”, cách làm việc này rất phù hợp và giúp bạn giành được niềm tin nơi sếp. Hơn nữa, không vị sếp nào muốn làm việc với một nhân viên cẩu thả và lơ là.
Hỗ trợ thay vì chống đối
Sếp và bạn là hai người khác nhau, sinh trưởng trong hai gia đình khác nhau... do vậy không thể nào tránh được những lúc bất đồng hoặc không hiểu nhau. Dĩ nhiên là phong cách làm việc, cách suy nghĩ giữa bạn và sếp không phải lúc nào cũng hợp nhau. Do vậy, thay vì chống đối khi thấy sếp không hợp với mình, bạn hãy tìm cách hợp tác tích cực, hỗ trợ sếp để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
Sếp thích các nhân viên chủ động. Ảnh minh họa của Google. |
Biết chủ động
Nhiều khi sếp bận rất nhiều việc nên khó có thể có mặt thường xuyên trong phòng làm việc. Bạn nên thảo luận với phạm vi một số công việc có thể chủ động giải quyết nếu sếp vắng mặt và hỏi sếp trong những trường hợp khẩn cấp thì liên lạc với sếp theo cách nào là hiệu quả nhất.
Biết việc mình làm
Bạn nên lưu trữ cẩn thận việc mình đã, đang làm và những việc sắp tới. Ghi chép đầy đủ thông tin liên quan đến từng nhiệm vụ cụ thể mà sếp giao cho bạn, đồng thời báo cáo đầy đủ kết quả cho sếp vào những khoảng thời gian định kỳ. Vì sao bạn làm việc này? Thứ nhất, sếp không thể nhớ hết mọi việc và thứ hai, bảo đảm bạn luôn cập nhật những gì đang làm cho sếp. Bạn tự quản lý thời gian và công việc của mình hiệu quả cũng là cách hỗ trợ sếp rất thực tế.
(Theo Vietnamworks)