Ngoài ra, mình muốn vợ chồng chia sẻ với nhau nhiều hơn. Anh không quan tâm nhiều đến gia đình nhà vợ và vợ, mặc dù mình đang mang bầu đứa con đầu lòng. Làm thế nào để thay đổi thói quen của chồng? (Dương)
Trả lời:
Chào bạn,
Thói quen là cả quá trình qua đời sống tự nhiên (khí hậu, đất đai…) và xã hội (phong tục, tập quán, gia đình…) mà ở đấy có thể xuất hiện “gần mực thì đen, gần đèn thì tỏ”, nhưng cũng có khi “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Muốn dạy cho một con người có thói quen tốt phải dạy từ bé. Ông cha ta dạy “dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, đáng tiếc là không có câu ngạn ngữ “dạy chồng”, phải chăng “gái phải theo chồng”?
Chồng lười dọn nhà cửa thì bạn phải tế nhị tập cho chồng làm. Mỗi ngày phân công công việc em làm việc này, anh làm việc kia. Bạn phải vui vẻ phân công để chồng không cảm thấy bị sai khiến. Nếu anh ta thấy mình bị sai khiến thì bao giờ cũng có phản ứng ngược, chống đối và sẽ không làm. Nhưng nếu thấy việc đó cần làm mà bạn nhờ thì anh ta sẽ làm. Luôn luôn nhờ anh dọn giúp em cái này, làm cho em cái kia…, dần dần anh ta thay đổi thói quen lười biếng; còn bạn góp ý anh ta sẽ nói mình có thêm bà mẹ nữa đây.
Bạn muốn vợ chồng chia sẻ thì phải có nghệ thuật, hài hước và luôn là người khởi động cho mọi câu chuyện, vì anh ta ít nói, ít chia sẻ… là thói quen. Như vậy, bạn phải chủ động trong các công việc và chia sẻ mới hy vọng anh ta theo đà mà thay đổi.
Việc không quan tâm gia đình nhà vợ và vợ cũng có thể do thói quen thờ ơ và như vậy bạn phải quan tâm đến anh ta hơn, sau đó đổi lại để anh ta phải làm theo ý của bạn. Muốn vậy bạn hãy thủ thỉ, em muốn anh về bên ngoại lấy cho em cái này, đem cho em cái này về bên ngoại. Em muốn anh giúp em cái này, mua giùm em cái kia… và cứ như thế nhiều ngày anh ta mới có thói quen quan tâm như bạn muốn. Thật sự là cả một quá trình đấy.
Chúc bạn kiên định.
GS.TS. Vũ Gia Hiền
Hội Khoa học Tâm lý & Giáo dục TP HCM