Thường thì giới kinh doanh ít khi có cùng chung tiếng nói và lợi ích. Mỗi người trong số họ có mong muốn và kỳ vọng khác nhau khi một chính phủ mới ra đời. Một số người mong muốn có những chính sách nhập cư tự do để họ có thể đón nhận những lao động lành nghề của nước ngoài vào làm việc. Những người có tư tưởng đối lập lại cho rằng cần nâng cao chất lượng đào tạo trong nước. Nhóm người khác thì nhận định, cả hai việc đó cần phải được làm đồng thời.
Một số ủng hộ việc đánh thuế thấp hơn, đặc biệt là trong các tập đoàn kinh doanh. Bởi lẽ khi phải cạnh tranh trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nước Mỹ rõ ràng đang chịu nhiều thiệt thòi hơn vì Mỹ đánh thuế cao. Một số khác thì sẵn lòng chi tiền nhiều hơn nhằm giúp cho chính phủ và hệ thống tài chính vững vàng hơn. Một vài người lại cho rằng chính phủ mới nên hành động một cách cẩn trọng để sửa chữa những khó khăn từ gốc rễ đang đe dọa sự phát triển của nền kinh tế…
Dưới đây là những gì các CEO kỳ vọng ở vị tổng thống mới của mình.
Ông Alan R. Mulally. |
Alan R. Mulally – CEO của Ford Motor
Vị tổng thống kế nhiệm sẽ phải đối mặt với một thách thức khổng lồ, đó là lấy lại niềm tin của người tiêu dùng và cho người dân thấy sự phục hồi của nền kinh tế. Việc mà tổng thống cần ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình là giải quyết các vấn đề về kinh tế, trong đó có ổn định thị trường tiền tệ.
Michael G. Morris - CEO của AEP
Một điều quan trọng là tổng thống mới phải đi tiên phong trong việc phát triển chính sách về năng lượng. Điều này sẽ giúp cân bằng các vấn đề về kinh tế và môi trường. Cả thế giới đều cho rằng chúng ta chưa bao giờ có một chính sách nào như vậy. Đây chính là lúc chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề như trái đất ngày càng nóng lên, kinh tế và an ninh quốc gia. Hãy thực hiện và cho cả thế giới biết rằng nước Mỹ đã sẵn sàng.
Ông Marijn E. Dekkers. Ảnh: Business Week |
Marijn E. Dekkers của Thermo Fisher Scientific (TMO)
Vấn đề lớn nhất mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều, không phải là cuộc bầu cử này mà chính là sức cạnh tranh của nước Mỹ giữa môi trường toàn cầu hóa hiện nay. Điều đó có ảnh hưởng đôi chút đến công việc của tôi. Tôi là một người châu Âu, tôi đã đi qua nhiều nơi ở châu Á và bây giờ thì tôi sống Mỹ. Tôi chứng kiến những gì xảy ra trong vài năm trở lại đây và cảm thấy lo ngại cho vị trí của nước Mỹ trong nền kinh tế thương mại toàn cầu.
J
effrey L. Bewkes – CEO của Time WarnerTrong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính, ưu tiên hàng đầu của chính phủ là phải cung cấp tín dụng và hạ thấp lãi suất để hạn chế nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc vỡ nợ của các tổ chức tài chính. Chính sách này cần được phối kết hợp với các tổ chức tiền tệ uy tín trên thế giới.
Giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng này là sự suy thoái kinh tế của hầu hết các quốc gia. Điều này đòi hỏi một biện pháp “kích thích tài chính” (fiscal stimulus). Nhưng điều quan trọng hơn cả là các chính sách của Mỹ không được ngăn cản đầu tư và thương mại quốc tế.
Ông Gregory Q. Brown. |
Gregory Q. Brown - CoCEO của Motorola
Công việc quan trọng nhất là bổ nhiệm được vị Bộ trưởng Tài chính đáng tin cậy. Người này cần có đủ năng lực và kinh nghiệm để đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng và phát triển đúng hướng.
Tôi cảm thấy khá thú vị với kế hoạch về công nghệ của Obama khi ông đề cập đến giám đốc công nghệ trong bộ máy cầm quyền của mình. Đây là một ý tưởng vô cùng hấp dẫn. Nhưng ông cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, tạo ra các quy tắc và điều lệ nhằm thúc đẩy tiến trình ra mắt băng thông di động. Và tôi nghĩ ông ấy cần tập trung vào việc khuyến khích đầu tư tài chính và đầu tư nhiều hơn nữa vào nguồn vốn công nghệ và con người tại Mỹ.
Ông Ron Williams. Ảnh: Business Week |
Ron Williams - CEO của Aetna
Vấn đề quan trọng đầu tiên là phải khôi phục niềm tin vào nền kinh tế và ổn định các thị trường tài chính toàn cầu. Nhiệm vụ ưu tiên thứ hai sẽ là đảm bảo cho đất nước có sức cạnh tranh trên trường quốc tế bằng việc đầu tư vào lực lượng lao động và giáo dục nhằm thúc đẩy nguồn vốn tri thức của đất nước.
Dave DeWalt - Chủ tịch và CEO của McAfee
Tội phạm công nghệ thông tin đang ngày càng trở thành thách thức to lớn trên toàn thế giới, và Mỹ là một trong những nơi chúng hoành hành rất dữ dội. Chỉ tính riêng năm nay chúng tôi thấy virus và các chương trình gián điệp độc hại đã tăng lên 400% . Một phần là vì chúng ta chưa có những luật lệ đủ mạnh. Đây không phải là vấn đề về luật lệ giữa các bang hoặc giữa các bang với chính phủ liên bang Mỹ, mà là giữa các nước trên thế giới. Vì thế gần như là không thể theo dõi được tội phạm. Từ trước đến giờ chúng ta chỉ thấy chính quyền Bush lắng nghe chứ không thấy có nhiều hành động. Hy vọng tổng thống mới sẽ quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn.
Bình Minh (theo Bussinessweek)