Ngoảnh đi ngoảnh lại, một cái Tết nữa đang đến rất gần. Trong ký ức của tôi, người phụ nữ ngoài 30, đã có gia đình và một con nhỏ, ngày Tết giờ đây khác nhiều so với thời sinh viên vô lo vô nghĩ, duy có tình cảm thân thương, gắn kết các thành viên trong gia đình ngày trở về thì vẫn còn đó, vẹn nguyên và an yên.
Ngày cận Tết những năm 2000, khi đó điện thoại chỉ có chức năng chính là nghe gọi, chưa nhiều tính năng giải trí lướt web, xem phim... như bây giờ. Vì vậy, thay vì tối ngày chát chít facebook, zalo, cắm mặt vào chiếc smartphone "sống ảo" thì bạn bè sẽ gọi điện hẹn nhau cà phê tối; các thành viên trong gia đình quây quần cùng nhau nấu ăn, mâm to mâm nhỏ trong tiếng cười giòn vang. Hàng xóm tý lại chạy sang thì thầm nhỏ to một vài câu chuyện hài hước... Tất cả đọng lại là ánh mắt rạng rỡ, miệng nói mãi không dứt câu chuyện sau những tháng ngày đi học xa quê, lâu không gặp.
Nhớ mãi những ngày 30 Tết hàng năm, khi tôi chưa lập gia đình. Mẹ bán hàng tạp hóa, khách khứa tấp nập. Bố và hai chị em tôi thường dậy sớm cùng nhau đi chợ sắm cành đào, cây quất, mâm ngũ quả, rồi thực phẩm dự trữ. Hay là buổi sáng ngái ngủ, chị em tỵ nạnh nhau ai cọ lá dong, ngâm gạo, thái thịt... làm bánh chưng.
Thích nhất cảm giác tối 28 Tết hàng năm, cả nhà quây quần gói bánh chưng. Bố bóc lạt, mẹ gói bánh, còn chị em tôi thì cột bánh. Nhiều khi anh em, hàng xóm sang giúp, một loáng là xong, rồi lại chuyển sang phụ nhà khác.
Sáng mùng một, cảm nhận Tết đoàn viên ấm áp của cô sinh viên nhỏ đi học xa luôn rõ ràng và háo hức hơn cả. Sớm ấy, cả nhà sẽ cùng thức dậy vào một khung giờ, hai chị em sẽ thay nhau rửa chén, xếp bánh kẹo, trong khi chờ bố mẹ khai bếp nấu ăn, chào năm mới sang. Hỏi mẹ vì sao điều đầu tiên cần làm trong năm mới luôn là bật bếp, mẹ cười nói: "Đầu năm phải có hơi bếp ấm. Bếp là nơi hình thành văn hóa gốc rễ của mỗi con người và tài lộc trong gia đình còn bắt nguồn từ những món ăn ngon trong căn bếp".
Nhoằng một cái, giờ tôi đã có gia đình riêng, trở thành người vợ, người mẹ... Không còn hàng năm được về ăn Tết nhà ngoại, không còn cảnh ngủ nướng, háo hức chờ nhận lì xì... bù lại, tôi luôn cố gắng để dành nhiều thời gian cho gia đình nhỏ của mình, đặc biệt là con gái. Mong rằng sau này, ký ức Tết trong con sẽ luôn là những tháng ngày đong đầy kỷ niệm vui, ấm áp và rộn vang tiếng cười của sự sum vầy.
![]() |
Cả nhà quây quần cùng nhau khai bếp, khởi ngàn tài lộc. |
Tất cả những ký ức trên, đã ùa về trong tôi như một cuốn băng quay chậm sau khi xem video "Đón xuân tài lộc" của Neptune Tết 2019.
Sự xa cách không nằm ở yếu tố địa lý, mà ngay khi cả gia đình ở bên nhau, nhưng người cầm "phôn" đọc báo, người luôn tất bật với công việc thì Tết vẫn lạnh. Cần lắm cả nhà thực sự quây quần, cùng khai bếp để lan tỏa hơi ấm. Bởi bếp có ấm, nhà mới an, giàu sang mới đến.
Sự kết hợp khéo léo giữa âm nhạc hiện đại và nhịp điệu vè dân gian truyền thống đã tạo điểm nhấn độc đáo và nét rộn ràng của ngày Tết. Điểm thu hút nữa của video này là bí kíp tài lộc - bếp ấm, nhà an, giàu sang sẽ đến. Thoạt nghe, tưởng chừng đó là điều cao xa, khó nắm bắt nhưng thực tế, đây lại là những hoạt động khá quen thuộc với các gia đình Việt ngày Tết: Khai bếp đầu xuân và chưng mâm ngũ quả.
Theo văn hóa và phong thủy, khai bếp là một tập tục được hình thành dựa trên thói quen giữ lửa của người Việt với ý nghĩa tạo sự ấm áp trong ngày đầu năm, gắn kết tất cả thành viên trong gia đình. Ẩn chứa trong tập tục này chính là nguyên lý âm dương ngũ hành vốn rất quen thuộc với người Việt. Khi 5 hành hội tụ (Kim - xoong, chảo, Thủy - dầu ăn, Mộc - đôi đũa gỗ, Hỏa - lửa, nhiệt, Thổ - yếu tố trung tâm là người khai bếp), vạn sự tự khắc tương sinh, mang lại hanh thông, thuận lợi, vạn sự như ý trong năm mới.
Tò mò tìm hiểu đạo diễn nào "mát tay", gợi nhiều ký ức Tết xưa trong tôi đến vậy, mới thấy gương mặt chẳng xa lạ, Lê Thanh Sơn, "phù thủy" làm nên thành công của phim Em chưa 18. Thế nên sau một tuần ra mắt, video cán mốc gần 6 triệu lượt view.
Video "Đón xuân tài lộc" của Neptune Tết 2019.
Thế Đan