Lưu huỳnh là một chất độc hại, chiếm khoảng 1% trong các nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu hỏa, diesel...). Để tránh gây ô nhiễm môi trường khi đốt cháy nhiên liệu, người ta phải tìm cách tách chúng ra. Tuy nhiên, trở ngại cho quá trình này là lưu huỳnh có xu hướng liên kết với các hợp chất thơm (nguyên tử hữu cơ dạng vòng). Khi tách lưu huỳnh, các chất đó thường bị lôi cuốn theo. Yêu cầu đặt ra là chỉ loại bỏ lưu huỳnh, mà vẫn giữ lại được các hợp chất thơm.
Kỹ thật mới có tên gọi hấp phụ chọn lọc loại bỏ lưu huỳnh (SARS). Người ta sử dụng các hợp kim chuyển tiếp (hợp kim chưa được luyện đến khâu cuối cùng), phủ lên một bề mặt xốp với nhiều lỗ rỗng, không gây phản ứng. Khi nhiên liệu lỏng tương tác với bề mặt này, phân tử lưu huỳnh trong nhiên liệu sẽ dính vào lớp kim loại chuyển tiếp, còn các hợp chất thơm như benzene và napthalene vẫn ở lại trong nhiên liệu.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những hợp kim chuyển tiếp này có thể làm sạch lượng nhiên liệu có thể tích gấp 10 lần. Khi hệ thống đã bão hòa lưu huỳnh, người ta sẽ tái sinh nó để tiếp tục sử dụng, trong khi lưu huỳnh được xử lý để dùng cho các mục đích khác.
B.H. (theo S.A.)