Theo ông Nguyễn Phi Hùng, giáo viên phụ trách môn Ngữ văn 6 - Bộ sách Kết nối tri thức tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, bộ sách áp dụng cho năm học tới 2021-2022 có nhiều thay đổi về cả nội dung và hình thức, do đó, trẻ cần có sự đồng hành của cha mẹ để trang bị một số kỹ năng trước khi chuyển cấp.
Kỹ năng trẻ nên có khi học Ngữ văn 6 mới
Nội dung sách giáo khoa mới chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học. Từ đó, tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, rèn kỹ năng hợp tác, phát huy tiềm năng và khả năng tư duy độc lập.
Vì vậy, thầy Hùng khuyên để học tốt với chương trình mới, học sinh cần nâng cao tính chủ động trong quá trình học tập và phụ huynh đóng vai trò là người đồng hành quan trọng giúp con học tốt giai đoạn này.

Thầy Nguyễn Phi Hùng, phụ trách môn Ngữ văn 6 - bộ sách Kết nối tri thức tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.
Mục tiêu học tập của mỗi bài học không chỉ là nắm bắt kiến thức của một văn bản cụ thể mà còn hướng tới hiểu khái niệm, bản chất của thể loại, kiểu bài. Khi làm bài kiểm tra, học sinh phải thực hiện việc đọc hiểu cả những văn bản không có trong sách giáo khoa. Do đó, thay vì học nặng về kiến thức, kiểu thuộc lòng, ghi nhớ, các em cần rèn luyện để thành thạo các kỹ năng: đọc, viết, nói, nghe.
Để lm được điều này, phụ huynh cần đốc thúc, tạo điều kiện cho các con tích cực thực hành, đem kiến thức, kỹ năng đã học áp dụng vào thực tế, quá trình giao tiếp, đọc sách báo... Vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu về chương trình, các bộ sách giáo khoa để chủ động đồng hành với con trong năm học đầu cấp.
Ngoài ra, thầy Hùng cũng chia sẻ, phụ huynh có thể cùng con học sớm thông qua các khóa học online để trẻ làm quen và giảm tải áp lực trong năm học mới. Hiện nay, Hệ thống Giáo dục HOCMAI phát triển chương trình học online Học Tốt 6 và cập nhật theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chương trình gồm 6 bộ môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tin học. Các khóa học được cập nhật liên tục, bám sát với nội dung của chương trình và các bộ sách giáo khoa mới.
Điểm nổi bật của các khóa học là có sự đầu tư về nội dung, hình ảnh và âm thanh, tăng thêm tính sinh động hấp dẫn và sự tương tác giữa thầy trò. Các bài giảng gồm hàng loạt hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động và khơi gợi hứng thú học tập cho trẻ
Những điểm mới phụ huynh nên chú ý
Nội dung chương trình Ngữ văn 6 áp dụng từ năm học 2021-2022 có những thay đổi cơ bản, toàn diện so với những năm học trước. Chương trình mới đặt trọng tâm là việc hình thành các phẩm chất, năng lực cho học sinh thay vì truyền thụ các đơn vị kiến thức như trước đây. Mỗi bài học xây dựng thành các học phần cụ thể, xoay quanh 4 kỹ năng: đọc, viết, nói, nghe.
Đối với chương trình Ngữ văn 6 thuộc bộ sách Kết nối tri thức, thầy Hùng nhận định sách có nhiều điểm mới như: hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức qua các nhiệm vụ học tập, tích hợp chủ điểm và thể loại; các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe liên kết chặt chẽ với nhau.
Bên cạnh đó, thay vì trình bày kiến thức bài học, nội dung sách có hệ thống hoạt động học tập để học sinh chủ động chiếm lĩnh các mục tiêu bài học. Các thể loại, văn bản đưa vào trong sách giáo khoa cũng có sự thay đổi rất lớn và được trình bày thành từng chủ đề tương ứng với mỗi bài học với hình ảnh hài hòa, rõ nét.
Bên cạnh đó, cấu trúc các phần trong sách dễ phân biệt với phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố và đánh giá. Sách thể hiện rõ các mạch nội dung, giúp các con dễ dàng lập thời khóa biểu phù hợp với năng lực.
Sách mới cũng có hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động ở các mức độ khác nhau, ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, thuận lợi cho phụ huynh hướng dẫn con học tập tại nhà. Phần thực hành tiếng Việt sau mỗi bài đọc có lượng câu hỏi và bài tập là tương đối nhiều.
Thiên Minh
Ảnh: HOCMAI