Tiết kiệm chi phí cho các tiểu thương
Người dùng phần mềm từ KiotViet đánh giá, họ có thể giảm 40-50% chi phí hoạt động khi dùng ứng dụng. Phần mềm này có thể giúp các tiểu thương tăng hiệu quả và doanh số bằng cách tối ưu hoá quy trình quản lý, tiếp cận khách hàng, tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
KiotViet còn hỗ trợ các chủ shop tạo website bán hàng nhanh chóng, quản lý bán hàng đa kênh, liên kết bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và dễ dàng chọn lựa đơn vị giao hàng với chi phí tốt nhất. Đây là phương thức giúp các chủ shop có thể tiếp thị, bán sản phẩm hiệu quả hơn.
Phần mềm này cũng được tích hợp máy chấm công, quản lý các giao dịch theo từng nhân viên bán hàng, từ đó, tự động chấm công, tính lương cho chủ shop. Đại diện KiotViet cho biết, phần mềm thường xuyên được cập nhật các tính năng mới, hướng tới mục tiêu phù hợp với đa dạng nhu cầu khách hàng.
Ông Cao Trọng Kim Trí, Phó tổng giám đốc Citigo, đơn vị sở hữu phần mềm cho biết, sắp tới KiotViet sẽ có bản cập nhật mạnh mẽ, nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa nhu cầu của các tiểu thương.
Xu hướng bán hàng online
Thống kê trong 9 tháng đầu năm của KiotViet chỉ ra rằng, số lượng truy cập website của doanh nghiệp tăng hơn 1 triệu lượt so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng đăng ký dùng thử phần mềm đạt gần 350.000 lượt. Đây là những con số chứng tỏ sự quan tâm, mong muốn đổi mới của các chủ tiệm kinh doanh nhỏ là rất lớn.
Đại diện KiotViet cho biết, không chỉ những tiểu thương trẻ, ngay cả những chủ cửa hàng kinh doanh lâu năm cũng quan tâm đến việc hiện đại hoá lĩnh vực bán lẻ, bởi họ dần nhận thức được tầm quan trọng của việc số hoá hoạt động kinh doanh.
"Chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu, tốc độ chuyển đổi số nhiều và nhanh hơn. Khách hàng của KiotViet đa phần từ lĩnh vực thời trang, tạp hoá, F&B và điện tử. Đó là những cửa hàng nhỏ có từ ba đến mười nhân viên", ông Kim Trí nói.
Nỗ lực đồng hành của KiotViet
KiotViet là sản phẩm của Công ty Cổ phần Phần mềm Citigo, xuất hiện năm 2014. Phần mềm này ra đời khi những kỹ sư của Citigo nhận thấy các tiểu thương đang vấp phải những khó khăn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, không có phần mềm dễ sử dụng.
Trên thế giới lúc đó cũng có nhiều phần mềm, nhưng đa số không phù hợp với nhu cầu của người Việt. Từ đó đến nay, phần mềm quản lý bán hàng KiotViet đã trải qua nhiều nâng cấp, cải tiến từ phản hồi của người dùng với tôn chỉ: khách hàng là trung tâm.
"Đội ngũ gần 100 nhân viên chăm sóc khách hàng của KiotViet hoạt động quanh năm, từ 7 – 22 giờ hàng ngày nhằm lắng nghe ý kiến, phản hồi từ khách hàng", ông Kim Trí nói. "Với khách hàng chưa quen công nghệ, chúng tôi sẽ hỗ trợ bằng lực lượng hơn 1.200 nhân viên tại 63 tỉnh thành trong nước, 19 văn phòng đại diện... Con số này đang ngày càng mở rộng để phục vụ khách hàng tốt hơn".
Mục tiêu số hóa 300.000 cửa hàng
Năm ngoái, KiotViet đã huy động thành công 6 triệu USD trong vòng tài trợ Series A từ Jungle Ventures và công ty công nghệ du lịch Indonesia Traveloka. Từ hợp tác chiến lược với Traveloka, KiotViet hợp tác với các cửa hàng ăn uống (F&B), các salon và khách sạn, cho phép các doanh nghiệp này làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách đến thăm Việt Nam.
Trong 2 năm tới, KiotViet đang hướng đến mục tiêu 300.000 tiểu thương sử dụng nền tảng của mình. Công ty cũng đang mở rộng dịch vụ đến Indonesia và Phillipines.
"Hiện tại, KiotViet đang tìm hiểu cơ hội thanh toán, cho vay và chuỗi cung ứng B2B. Chúng tôi đang trong quá trình lấy giấy phép thanh toán và hiện đang mở rộng mạng lưới phân phối", ông Cao Trọng Kim Trí nói. "Để cho vay, chúng tôi sẽ làm việc với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, bao gồm cả các công ty tín dụng fintech".
(Nguồn: KiotViet)