Bức "Kinh sư sinh xuân thi ý" (Ý thơ ở kinh thành khi xuân tới) của Từ Dương hiện được triển lãm tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Tranh lụa hoàn thành mùa xuân năm 1767, chiều dọc 256 cm, chiều ngang 233 cm. Theo DPM, tác phẩm miêu tả kinh thành Bắc Kinh, với trung tâm là Tử Cấm Thành cùng các địa điểm như Kỳ Niên Điện (ở Thiên Đàn), Cảnh Sơn, Thiên An Môn, Ngọ Môn, phố mua sắm ngoài thành, kiến trúc xung quanh cung điện. Góc tái hiện cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu. Tranh đề 20 bài thơ của Càn Long, đều nói về cảnh đẹp mùa xuân. Làm thơ, vẽ tranh là hoạt động văn hóa thường thấy giữa nhà vua và các họa sĩ cung đình. Từ Dương sáng tác tranh dựa theo ý thơ của nhà vua. Cuộc sống bên ngoài Tử Cấm Thành. Tác phẩm mang phong cách hội họa phương Tây, áp dụng phương pháp vẽ toàn cảnh, theo hướng nhìn từ trên xuống. Bắt đầu từ cổng Chính Môn, Từ Dương vẽ theo hướng Nam tới Bắc. Trung tâm kinh thành, đường phố nhộn nhịp người, xe ngựa, người mua người bán tấp nập. Các tiệm bán vải thu hút đông người mua sắm. Họa sĩ Từ Dương quê ở Tô Châu, trước khi vào cung, ông không phải họa sĩ chuyên nghiệp. Một lần Càn Long nam tuần, qua Tô Châu, Từ Dương cung tiến tác phẩm của mình. Càn Long yêu thích bức tranh, phong Từ Dương làm quan, vào cung phục vụ. Ngay khi mới tới kinh thành, Từ Dương đã được phong là "nhất phẩm họa sĩ", được trả lương bằng các họa sĩ tên tuổi trong cung bấy giờ. Từ Dương từng thực hiện kiệt tác "Bình định Tây Vực hiến phu lễ", với 8.000 nhân vật, được bán đấu giá năm 2021 ở mức 414 triệu nhân dân tệ (65 triệu USD). Ông cũng là tác giả của "Cô Tô phồn hoa", khắc họa hơn 10.000 người, thực hiện trong 24 năm. Tranh một vạn người thời Càn Long vẽ trong 24 năm Bức "Cô Tô phồn hoa". Video: Haokan Các sạp đồ cổ, gia cầm, câu đối. Góc tái hiện tập tục "Đào phù" dịp năm mới. Người dân chẻ gỗ cây đào, viết hoặc vẽ lên đó từ ngữ, hình ảnh mang ý nghĩa tốt lành, nhằm phòng trừ tà ma, xúi quẩy. Góc tranh khác về kiến trúc và tục "Đào phù". Phía sau một căn nhà, chủ nhà treo bảng ghi tên "Thần Đồ" và "Uất Lũy". Trong truyền thuyết, Thần Đồ và Uất Lũy là thần giữ cửa, chuyên trừng phạt ác quỷ hại người. Người dân dán tên hai vị thần lên nhà để cầu bình an. Góc tái hiện Kỳ Niên Điện - công trình lớn nhất ở Thiên Đàn - (Đàn tế trời) - quần thể các tòa điện thờ ở Bắc Kinh. Đây là nơi hoàng đế thực hiện các nghi lễ tế trời, có ý nghĩa quan trọng với hoàng thất. Theo ông Phó Đông Quang, chuyên gia lịch sử ở Bảo tàng Cố Cung, "Kinh sư sinh xuân thi ý" không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn là tư liệu trực quan về cuộc sống, kiến trúc của kinh thành thời Càn Long. Như Anh Ảnh: DPM