Năm 2028, CEBR dự đoán GDP Trung Quốc sẽ đạt hơn 33.500 tỷ USD và Mỹ là hơn 32.200 tỷ USD. Việc này cho thấy với kinh tế Mỹ đang ngày càng tiến lên, trong khi đó Trung Quốc lại dần giảm tốc do điều kiện dân số không thuận lợi.
Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải mất nhiều thời gian hơn nữa mới có thể trở thành nền kinh tế số một thế giới. Đầu năm nay, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) từng nhận định Trung Quốc ra báo cáo nhận định Trung Quốc đang tiến tới thập kỷ tăng trưởng nhanh thứ tư và sẽ vượt Mỹ năm 2016.
Báo cáo năm nay của CEBR phản ánh khả năng nguồn cung năng lượng dư thừa trong những năm tới, giá khí đốt, dầu mỏ, hàng hóa giảm và sự suy yếu của tiền tệ một số nước mới nổi. Giá năng lượng giảm cũng có nghĩa triển vọng tăng trưởng của Nga sẽ kém tươi sáng hơn trước đây. Kinh tế Nga được dự báo đứng thứ 6 thế giới năm 2018, sau đó tụt xuống thứ 8 năm 2023.
Anh - nước tăng trưởng mạnh thứ nhì tại phương Tây sẽ vượt Pháp thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới năm 2018. Đến năm 2030, nước này sẽ vượt Đức để đứng đầu khu vực Tây Âu. CEBR giải thích đó là do đồng euro mất giá, dân số Đức giảm sút, còn dân số Anh lại tăng lên.
Tuy vậy, nếu khu vực đồng euro tan rã, triển vọng kinh tế của Đức sẽ sáng sủa hơn rất nhiều. Do đồng Mác Đức sẽ không dễ bị bảng Anh vượt mặt.
Nhóm chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe với chiến lược nội tệ yếu cũng được dự đoán kéo dài một thời gian nữa. Việc này sẽ khiến Nhật Bản phải nhường ngôi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cho Ấn Độ năm 2028.
Hà Thu