30 năm nay, khu tầng trệt của thương xá Đồng Khánh (đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP HCM) trở thành đầu mối bán vải lớn nhất Sài Gòn. Người dân thường gọi là chợ vải Soái Kình Lâm.
Theo tiểu thương, chợ có cái tên như thế bởi ngày trước có một nhà hàng hoa rất lớn tên là Soái Kình Lâm nằm kế bên.
30 năm nay, khu tầng trệt của thương xá Đồng Khánh (đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP HCM) trở thành đầu mối bán vải lớn nhất Sài Gòn. Người dân thường gọi là chợ vải Soái Kình Lâm.
Theo tiểu thương, chợ có cái tên như thế bởi ngày trước có một nhà hàng hoa rất lớn tên là Soái Kình Lâm nằm kế bên.
Chợ hình thành năm 1989 khi UBND quận 5 quy hoạch lại ngành hàng vải sợi và di dời tiểu thương về thương xá Đồng Khánh. Từ năm 1989 đến 1995, chợ phát triển khá mạnh với gần 1.000 sạp, chi phối nguồn hàng vải sợi đi khắp cả nước và ra cả khu vực.
Hiện, chợ Soái Kình Lâm có khoảng 500 sạp buôn bán vải vóc.
Chợ hình thành năm 1989 khi UBND quận 5 quy hoạch lại ngành hàng vải sợi và di dời tiểu thương về thương xá Đồng Khánh. Từ năm 1989 đến 1995, chợ phát triển khá mạnh với gần 1.000 sạp, chi phối nguồn hàng vải sợi đi khắp cả nước và ra cả khu vực.
Hiện, chợ Soái Kình Lâm có khoảng 500 sạp buôn bán vải vóc.
"Ở đây loại vải nào cũng có, mỗi gian hàng thường tập trung vài loại vải chứ không bán đại trà. Các sạp chủ yếu bán sỉ khắp cả nước với giá cả phải chăng", anh Tấn - tiểu thương có 20 năm kinh doanh ở chợ nói.
"Ở đây loại vải nào cũng có, mỗi gian hàng thường tập trung vài loại vải chứ không bán đại trà. Các sạp chủ yếu bán sỉ khắp cả nước với giá cả phải chăng", anh Tấn - tiểu thương có 20 năm kinh doanh ở chợ nói.
Những cây vải được xếp hàng dọc, chật kín các sạp hàng. Bán phổ biến nhất là các loại vải bố, thun, bông, voan... có giá từ vài chục đến hàng trăm nghìn đồng một mét.
Vải ở chợ Soái Kình Lâm có nhiều nguồn gốc, từ trong nước đến xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…
Những cây vải được xếp hàng dọc, chật kín các sạp hàng. Bán phổ biến nhất là các loại vải bố, thun, bông, voan... có giá từ vài chục đến hàng trăm nghìn đồng một mét.
Vải ở chợ Soái Kình Lâm có nhiều nguồn gốc, từ trong nước đến xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…
"Đa số các sạp vải đều có lượng khách quen nên chỉ trao đổi công việc qua điện thoại, sẽ có người chở vải đến tận nhà. Chỉ khi có đợt hàng mới về với nhiều mẫu mã thì người mua mới đến tận nơi để xem", cô Trang nói.
"Đa số các sạp vải đều có lượng khách quen nên chỉ trao đổi công việc qua điện thoại, sẽ có người chở vải đến tận nhà. Chỉ khi có đợt hàng mới về với nhiều mẫu mã thì người mua mới đến tận nơi để xem", cô Trang nói.
Ở khu vực mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, đa phần là các sạp hàng bán vải may áo dài. Các cơ sở này còn bán thêm các loại vải khó tìm, dùng để may những bộ trang phục sân khấu, mừng thọ, cưới hỏi, giỗ tổ...
Ở khu vực mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, đa phần là các sạp hàng bán vải may áo dài. Các cơ sở này còn bán thêm các loại vải khó tìm, dùng để may những bộ trang phục sân khấu, mừng thọ, cưới hỏi, giỗ tổ...
Vải may áo dài ở chợ Soái Kình Lâm rất đa dạng về màu sắc, chất lượng. Nếu các loại vải phổ biến chỉ vài chục nghìn đồng một mét thì vải áo dài có thể lên đến tiền triệu.
Vải may áo dài ở chợ Soái Kình Lâm rất đa dạng về màu sắc, chất lượng. Nếu các loại vải phổ biến chỉ vài chục nghìn đồng một mét thì vải áo dài có thể lên đến tiền triệu.
Chợ là đầu mối cung cấp vải cho nhiều cửa hàng, đại lý và các tỉnh lân cận. Vải được đóng thành bao và chuyển đi theo đơn trong ngày. Các sạp hàng phải thuê nhiều thanh niên để phụ việc buôn bán và vận chuyển vải số lượng lớn.
Chợ là đầu mối cung cấp vải cho nhiều cửa hàng, đại lý và các tỉnh lân cận. Vải được đóng thành bao và chuyển đi theo đơn trong ngày. Các sạp hàng phải thuê nhiều thanh niên để phụ việc buôn bán và vận chuyển vải số lượng lớn.
Đội bốc vác trong chợ làm việc liên tục, vác những bao vải nặng hàng chục cân. "Tôi làm thuê cho nhiều sạp, mỗi ngày phải vác hàng trăm lần, tính ra cả hơn tấn vải", anh Nghĩa cho biết.
Đội bốc vác trong chợ làm việc liên tục, vác những bao vải nặng hàng chục cân. "Tôi làm thuê cho nhiều sạp, mỗi ngày phải vác hàng trăm lần, tính ra cả hơn tấn vải", anh Nghĩa cho biết.
Sư thầy Thích Đức Phú chọn vải để may áo cho các sư trong nhà chùa. "Tôi từ Long An lên đây mua vải, ở đây giá rẻ hơn nhiều nơi. Chỉ có chợ này mới có đúng loại và bán nhiều vải để may áo mặc trong chùa", sư thầy cho biết.
Sư thầy Thích Đức Phú chọn vải để may áo cho các sư trong nhà chùa. "Tôi từ Long An lên đây mua vải, ở đây giá rẻ hơn nhiều nơi. Chỉ có chợ này mới có đúng loại và bán nhiều vải để may áo mặc trong chùa", sư thầy cho biết.
Quỳnh Trần