Những anh hùng chống dịch nơi đầu sóng, ngọn gió
Chẳng quản ngại đêm ngày, khó khăn vất vả và cả những nỗi niềm riêng tư, từ ca bệnh đầu tiên, hàng trăm y, bác sĩ có mặt ở tuyến đầu chống dịch bằng sự lặng thầm hy sinh. Giờ đây, đại dịch bùng phát khiến những anh hùng blouse trắng bước vào cuộc chiến mới, gấp rút và khắc nghiệt hơn nhiều.
Hình ảnh những vị y, bác sĩ phải tạm rời xa gia đình để tập trung cao độ, giành giật sự sống cho bệnh nhân; những tấm lưng mành trời, chiếu đất, âm thầm nhường chỗ cho người cách ly, bệnh nhân điều trị... gây xúc động với nhiều người.
Từ nhiệt huyết quả cảm chống dịch như chống giặc ấy, sự tri ân trong cộng đồng cũng dần lan tỏa. Tất cả cùng nhau hy vọng về ngày dịch bệnh lùi xa, tình người trong nguy khí dần thấm đượm hơn.
We Love chung tay để tuyến đầu không đơn độc
Thuộc chiến dịch "Hào khí Việt Nam - Chung tay gánh rồng", ngày 23/3, "Quỹ tri ân những anh hùng thầm lặng" của Lavifood - We Love chính thức khởi hành chuyến xe đầu tiên mang tình cảm của cộng đồng đến với Bệnh viện dã chiến Củ Chi, nơi từng ngày từng giờ các chiến sĩ đang hết mình dập dịch.
Những món quà đơn sơ như khẩu trang, nước rửa tay hay những lon nước thanh long We Love lại có ý nghĩa trong mùa dịch và chứa chan tấm lòng tri ân đến các anh hùng.
Hàng rào phòng thủ mang tên blouse trắng
Các bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi TP HCM hầu như chẳng có giây phút thảnh thơi. Chị Lê Thị Thu Hương - Trưởng phòng điều dưỡng nhớ lại thời điểm ban đầu vô cùng khó khăn khi vận hành bệnh viện từ Trường quân sự Bộ Tư lệnh chỉ sau 2 ngày chuẩn bị.
Theo chị Hương, mỗi hộ lý, điều dưỡng ở đây đều trở thành chuyên viên tâm lý. Những người ngoại quốc thì luôn có tâm lý sợ bị bỏ rơi. Dù đã làm tư tưởng rất nhiều nhưng nhiều người vẫn gọi điện thoại liên tục, những lúc đó mỗi người lại đóng vai trò như bộ phận chăm sóc khách hàng.
Với các chiến sĩ bộ đội Trường Quân sự Bộ Tư lệnh TP HCM, việc tạo dựng và hoàn thành bệnh viện trong 6 ngày là nỗ lực đáng được ghi nhận. Ở đó, các anh nhường chỗ cho bệnh nhân, trở thành hộ lý bất đắc dĩ. Hoàn cảnh sống thay đổi, nhiệm vụ gia tăng, các chiến sĩ vẫn sẵn sàng hỗ trợ khi mật độ người cách ly có tăng cao hơn nữa.
Thượng tá Nguyễn Văn Phòng - Phó Hiệu trưởng trường cho biết - những hoạt động này có thể ảnh hưởng đến các chiến sĩ, nhưng với tinh thần chống dịch như chống giặc, các anh em đã xác định rõ nhiệm vụ của mình, khẩn trương và trách nhiệm.
"Chúng tôi vốn sống trong môi trường quân đội khắc nghiệt, nhưng cuộc chiến này thật sự khắc nghiệt hơn nhiều", Thượng tá Phòng chia sẻ.
Ở đây, anh em đều trở thành hộ lý bất đắc dĩ. Phần hỗ trợ các bác sĩ điều trị, phần giữ sự nghiêm ngặt khi phải tiếp nhận gần 400 người cách ly ra vào mỗi ngày. Dù thiếu thốn nhưng vẫn cố gắng hỗ trợ tuyến đầu chống dịch triệt để nhất.
Thượng tá Phòng cũng cho biết thêm, anh rất mong hệ thống loa phát thanh tại bệnh viện sớm được đầu tư và hoàn thiện để phục vụ tốt trong việc thông tin đến bệnh nhân kịp thời và an toàn. Sự hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần của các đơn vị rất đáng quý nhất là trong giai đoạn khó khăn này.
Để vượt qua đại dịch, các anh hùng vẫn tiếp tục cống hiến và We Love sẽ tiếp tục tri ân những anh hùng thầm lặng khi mỗi sản phẩm We Love - Let’s Dragon được bán ra tương đương 1.000 đồng quyên góp vào quỹ. Đây chính là lúc sự đồng lòng, sẻ chia của cả cộng đồng góp phần để Việt Nam vượt qua khó khăn này.
(Nguồn: Lavifood)