Mỹ chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu của Canada
Không chỉ có chung đường biên giới, Mỹ còn là đối tác thương mại lớn nhất của Canada. Năm 2018, Canada xuất khẩu 338 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ, chiếm hơn 75% tổng kim ngạch xuất khẩu 450 tỷ USD của nước này.
Trong khi đó, Canada xuất khoảng 12,6 tỷ USD sang Anh và 21,3 tỷ USD sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Mỹ chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu của Canada
Không chỉ có chung đường biên giới, Mỹ còn là đối tác thương mại lớn nhất của Canada. Năm 2018, Canada xuất khẩu 338 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ, chiếm hơn 75% tổng kim ngạch xuất khẩu 450 tỷ USD của nước này.
Trong khi đó, Canada xuất khoảng 12,6 tỷ USD sang Anh và 21,3 tỷ USD sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Sở hữu 33.200 tỷ USD tài nguyên thiên nhiên
Nếu bạn nghĩ Canada chỉ có tuyết trắng quanh năm thì đã nhầm. Đây là quốc gia giàu có thứ 3 trên thế giới về tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể, Canada có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ ba thế giới. Nước này giàu các khoáng sản công nghiệp như thạch cao, đá vôi, đá muối, kali, than đá và uranium. Đây cũng là nhà xuất khẩu gỗ lớn thứ ba trên thế giới. Ảnh: Reuters
Sở hữu 33.200 tỷ USD tài nguyên thiên nhiên
Nếu bạn nghĩ Canada chỉ có tuyết trắng quanh năm thì đã nhầm. Đây là quốc gia giàu có thứ 3 trên thế giới về tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể, Canada có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ ba thế giới. Nước này giàu các khoáng sản công nghiệp như thạch cao, đá vôi, đá muối, kali, than đá và uranium. Đây cũng là nhà xuất khẩu gỗ lớn thứ ba trên thế giới. Ảnh: Reuters
Dự trữ dầu mỏ có thể vượt cả Saudi Arabia
Dự trữ dầu mỏ của Canada được xác định chính thức ở mức lớn thứ ba thế giới, nhưng có một số bằng chứng cho thấy đây là một thông tin khiêm tốn.
Cụ thể, Saudi Arabia đã không thay đổi số liệu về trữ lượng dầu mỏ chính thức kể từ năm 1988 trong khi năm 2011, Wikileaks tiết lộ rằng trữ lượng dầu thực tế của nước này có thể thấp hơn đến 40%.
Đồng thời, phân tích mới về các mỏ dầu của Alberta cho thấy trữ lượng của Canada có thể vượt Saudi Arabia một mức đáng kể, khiến nước này thành nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất hành tinh. Ảnh: Wikimedia Commons
Dự trữ dầu mỏ có thể vượt cả Saudi Arabia
Dự trữ dầu mỏ của Canada được xác định chính thức ở mức lớn thứ ba thế giới, nhưng có một số bằng chứng cho thấy đây là một thông tin khiêm tốn.
Cụ thể, Saudi Arabia đã không thay đổi số liệu về trữ lượng dầu mỏ chính thức kể từ năm 1988 trong khi năm 2011, Wikileaks tiết lộ rằng trữ lượng dầu thực tế của nước này có thể thấp hơn đến 40%.
Đồng thời, phân tích mới về các mỏ dầu của Alberta cho thấy trữ lượng của Canada có thể vượt Saudi Arabia một mức đáng kể, khiến nước này thành nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất hành tinh. Ảnh: Wikimedia Commons
Tiêu thụ nhiều mỳ ống 'Kraft Mac and Cheese' nhất thế giới
Người Canada yêu thích mì ống và phô mai, và đặc biệt là thương hiệu 'Kraft Mac and Cheese'. Lượng tiêu thụ món này của người Canada nhiều hơn 55% so với người Mỹ mỗi năm. Trung bình một người dân nước này mua 3,2 hộp 'Kraft Mac and Cheese' một năm, trở thành nước tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm này. Thậm chí, món ăn này còn được ví von là 'món ăn quốc gia'. Ảnh: AP
Tiêu thụ nhiều mỳ ống 'Kraft Mac and Cheese' nhất thế giới
Người Canada yêu thích mì ống và phô mai, và đặc biệt là thương hiệu 'Kraft Mac and Cheese'. Lượng tiêu thụ món này của người Canada nhiều hơn 55% so với người Mỹ mỗi năm. Trung bình một người dân nước này mua 3,2 hộp 'Kraft Mac and Cheese' một năm, trở thành nước tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm này. Thậm chí, món ăn này còn được ví von là 'món ăn quốc gia'. Ảnh: AP
Kiếm 4 tỷ USD mỗi năm từ hải sản
Canada có đường bờ biển dài nhất thế giới, với hơn 202.000 km, gấp 5 lần Nga và gần 10 lần Australia. Đường bờ biển dài giúp nước này đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thủy sản. Canada thu về 4,2 tỷ USD tiền bán hải sản hàng năm. Trong đó, chỉ riêng tôm hùm là 1,5 tỷ USD. Ảnh: Reuters
Kiếm 4 tỷ USD mỗi năm từ hải sản
Canada có đường bờ biển dài nhất thế giới, với hơn 202.000 km, gấp 5 lần Nga và gần 10 lần Australia. Đường bờ biển dài giúp nước này đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thủy sản. Canada thu về 4,2 tỷ USD tiền bán hải sản hàng năm. Trong đó, chỉ riêng tôm hùm là 1,5 tỷ USD. Ảnh: Reuters
Sản xuất 71% si-rô cây phong của thế giới
Canada chiếm đến 71% sản lượng si-rô cây phong của thế giới. 91% trong số đó đến từ một tỉnh bang duy nhất là Quebec. Ngành công nghiệp si-rô cây phong tại nước này tạo việc làm cho 12.000 người.
Sản xuất 71% si-rô cây phong của thế giới
Canada chiếm đến 71% sản lượng si-rô cây phong của thế giới. 91% trong số đó đến từ một tỉnh bang duy nhất là Quebec. Ngành công nghiệp si-rô cây phong tại nước này tạo việc làm cho 12.000 người.
Hàng hóa thường đắt hơn Mỹ nhưng người dân sẵn sàng mua
Người tiêu dùng Canada từ lâu đã nhận thấy rằng nhiều sản phẩm như sách, lốp xe, gas và thực phẩm có giá cao hơn các sản phẩm giống hệt ở Mỹ. Mức chênh lệch từ một ít và đôi khi là rất nhiều.
Có rất nhiều lý do, từ chính sách giá đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Huffington Post, có một lý do đơn giản là các nhà sản xuất tin rằng người Canada chấp nhận mức giá cao hơn, sẵn sàng chi nhiều tiền hơn mà ít thắc mắc nguyên nhân. Ảnh: Getty
Hàng hóa thường đắt hơn Mỹ nhưng người dân sẵn sàng mua
Người tiêu dùng Canada từ lâu đã nhận thấy rằng nhiều sản phẩm như sách, lốp xe, gas và thực phẩm có giá cao hơn các sản phẩm giống hệt ở Mỹ. Mức chênh lệch từ một ít và đôi khi là rất nhiều.
Có rất nhiều lý do, từ chính sách giá đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Huffington Post, có một lý do đơn giản là các nhà sản xuất tin rằng người Canada chấp nhận mức giá cao hơn, sẵn sàng chi nhiều tiền hơn mà ít thắc mắc nguyên nhân. Ảnh: Getty
Tốn 2,4 tỷ USD mỗi năm vì là quốc gia song ngữ
Do lịch sử thuộc địa, Canada là một quốc gia song ngữ, với khoảng 20% dân số, tương đương 7,2 triệu người, nói tiếng Pháp. Hầu hết những người nói tiếng Pháp tập trung ở Quebec, nơi tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức.
Trên khắp Canada, mọi người dân đều có quyền truy cập các thông tin chính phủ tùy chọn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, chi phí vận hành song ngữ này tiêu tốn 2,4 tỷ USD mỗi năm. Chính phủ liên bang gánh vác khoảng 1,5 tỷ USD, phần còn lại là chi phí của các chính quyền địa phương. Ảnh: Julian Finney
Tốn 2,4 tỷ USD mỗi năm vì là quốc gia song ngữ
Do lịch sử thuộc địa, Canada là một quốc gia song ngữ, với khoảng 20% dân số, tương đương 7,2 triệu người, nói tiếng Pháp. Hầu hết những người nói tiếng Pháp tập trung ở Quebec, nơi tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức.
Trên khắp Canada, mọi người dân đều có quyền truy cập các thông tin chính phủ tùy chọn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, chi phí vận hành song ngữ này tiêu tốn 2,4 tỷ USD mỗi năm. Chính phủ liên bang gánh vác khoảng 1,5 tỷ USD, phần còn lại là chi phí của các chính quyền địa phương. Ảnh: Julian Finney
Phiên An (theo Business Insider)