Cisco mới đây công bố một báo cáo về công nghệ blockchain, lý giải tầm lớn rộng của sự đổi mới và tương lai của ngành công nghiệp này.
Theo báo cáo của Ciso và các dữ liệu từ Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC), chi tiêu toàn cầu cho công nghệ blockchain ước đoán 2,9 tỷ USD trong năm 2019. Đó là khi các ngành công nghiệp khắp nơi nghiên cứu sử dụng blockchain để gia tăng độ tin cậy và giải quyết các thách thức liên quan đến tính phức tạp, minh bạch và bảo mật.
Theo đó, 83% CEO tin tưởng sự đáng tin cậy là nền tảng của nền kinh tế kỹ thuật số và dự đoán thị trường blockchain đạt giá trị 9,7 tỷ USD vào 2021. Cisco cũng dự đoán 10% GDP toàn cầu vào 2027 nằm ở blockchain. Ngành công nghiệp blockchain ngày càng phát triển với vai trò tạo nền tảng cho kỷ nguyên của một nền kinh tế lập trình, được dự đoán mang đến hiệu quả và giá trị kinh doanh mới vượt quá 3.000 tỷ USD vào 2030.
"Giờ đây các tổ chức phải tăng cường quản lý dữ liệu và giao dịch giữa số lượng lớn các bên không tin cậy, tạo ra những thách thức xung quanh tính minh bạch, phức tạp và bảo mật", báo cáo chỉ ra.
Minh bạch
Các hệ thống công nghệ hiện tại thiếu tính minh bạch và báo cáo nhấn mạnh đây là một vấn đề lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện tại, quy trình sản xuất một sản phẩm chưa rõ ràng và mang đến thách thức trong truy xuất nguồn gốc - yếu tố liên quan đến hàng giả, sức khỏe và sự an toàn. Cisco cho rằng hàng giả ước đoán sẽ tiêu tốn 7,5 tỷ USD mỗi năm với các công ty bán dẫn ở Mỹ.
Phức tạp
Trong thế giới hiện nay, thương mại quốc tế liên quan đến nhiều trung gian như môi giới, tổ chức tài chính và các bên thứ ba khác dẫn đến sự gia tăng đáng kể chi phí kinh doanh.Theo một dẫn chứng trong báo cáo, các nhà cung cấp ở các thị trường mới nổi phải trả lãi cho các khoản tài trợ lên đến 30%.
Bảo mật
Một vấn đề lớn trong hệ thống công nghệ và cơ sở hạ tầng hiện nay là bản chất tập trung của thông tin khiến tin tặc dễ dàng giành quyền kiểm soát và tấn công vào một điểm duy nhất. Một lý do lớn khiến phi tập trung - nền tảng của blockchain, đóng vai trò quan trọng là bởi 20 tỷ thiết bị tạo nên Internet của vạn vật sẽ được thiết lập trực tuyến vào 2020.
Báo cáo nhận định công nghệ blockchain có thể giải quyết đáng kể ba vấn đề trên, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế toàn cầu trong một thế giới đang ngày càng được số hóa. Theo đó, các ứng dụng phát triển dựa trên công nghệ blockchain có thể xây dựng nền tảng đáng tin cậy thông qua số hóa quy trình kinh doanh, mã hóa tài sản và các hợp đồng phức tạp.
"Những công nghệ này cho phép các đối tác trong và ngoài hệ sinh thái kinh doanh tương tác và giao dịch an toàn mà không cần sự can thiệp của con người, đơn giản hóa đáng kể hoạt động của các doanh nghiệp lớn", báo cáo cho biết.
Tại Việt Nam, hiện đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển blockchain. Ông Cris D. Tran - Giám đốc quốc gia của công ty tư vấn, cung cấp giải pháp blockchain Infinity Blockchain Ventures (IBV) cho biết nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội cho sự phát triển của nền tảng mới này.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có thêm kiến thức về blockchain ứng dụng, VnExpress tổ chức khóa học "Blockchain - Nền tảng tỷ đô" do ông Cris D. Tran dẫn dắt trên ewiki.vnexpress.net.
Khóa học gồm 12 bài giảng qua video và một tài liệu tổng hợp cuối khóa. Mỗi video kéo dài khoảng 5-10 phút, cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất về blockchain, các ứng dụng trên thực tế và cách thức vận dụng phù hợp nền tảng này vào hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, khóa học cũng cung cấp kiến thức chuyên sâu về ba nền tảng tiền mã hóa phổ biến nhất hiện nay, gồm bitcoin (BTC), ethereum (ETH) và cardano (ADA). Tìm hiểu thêm về khóa học tại đây.
Trương Sanh