Theo ông Manish Chandra - CEO công ty Poshmark, khi Covid-19 dần nghiêm trọng hồi cuối tháng 2 và công bố đại dịch đầu tháng 3, Poshmark rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, tình hình khởi sắc hơn khi công ty điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để thích nghi thời dịch.
Suốt dịch, Poshmark cho ra mắt Reposh - tính năng giúp khách bán lại món đồ mua từ Poshmark chỉ với một cú nhấp chuột - nhằm thúc đẩy tái sử dụng sản phẩm. Theo CEO Manish Chandra, việc này thật sự có ý nghĩa, không chỉ tác động tích cực đến môi trường, mà còn tốt cho xã hội.
Tính năng tương tự Instagram Story trên ứng dụng Poshmark cho phép người dùng chiếu video ngắn, ảnh sản phẩm của mình và biến mất trong 48 giờ. Lượng người dùng Posh Stories tăng nhanh. "Điều mọi người mong muốn là tương tác và kết nối. Các story nâng việc bán hàng lên tầm cao mới bằng cách đưa yếu tố con người vào các video", CEO Manish Chandra nói.
Từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 6, cộng đồng Poshmark có hơn 60 triệu thành viên, với hơn 60 triệu sản phẩm mỗi ngày (tăng 30 triệu lượt so với trước dịch). Mỗi tuần, người bán tải lên kho dữ liệu sản phẩm trị giá hơn 175 triệu USD, tăng đột biến so với trước dịch. Ngoài ra, đơn đặt hàng và thời gian truy cập ứng dụng cũng tăng.
James Reinhart - CEO ThredUp - cho biết trang web giá rẻ của ông thu hút lượng lớn người dùng suốt dịch. ThredUp đã phát hành "Báo cáo bán lại trong năm 2020", theo đó, tổng thị trường cũ sẽ đạt 64 tỷ USD trong 5 năm, từ 28 tỷ USD vào năm 2019.
Báo cáo chỉ rõ người dùng đang tìm kiếm những món hời khi mua sắm tại nhà, đóng góp khoảng 27% vào chỉ số tăng trưởng hàng secondhand năm nay, trong khi lĩnh vực bán lẻ dự kiến là 23%.
ThredUp hiện hợp tác với những trang bán lẻ khác như Macy's, J.C. Penney, Madewell... nhằm mang trải nghiệm mua sắm hàng secondhand về tính năng story của công ty thông qua nền tảng Resale-As-A-Service. CEO Reinhart nói lạc quan với các cuộc hợp tác.
Vào tháng trước, Thredup "bắt tay" với Walmart trong chương trình bán lại trực tuyến, cho phép khách của nhà bán lẻ lớn nhất thế giới truy cập kho hàng của Thredup, với 750.000 sản phẩm sang tay.
Khảo sát của ThredUp cho thấy thế hệ Z (sinh sau năm 1996) và Millennials (trước 1996) hiểu rõ tác động của thời trang nhanh đến trái đất nên dần quan tâm hàng secondhand. Doanh thu dự tính đạt 44 tỷ USD vào năm 2029, có thể làm lu mờ vị thế của thời trang nhanh (đạt khoảng 43 tỷ USD do doanh số bị trì trệ).
Trang The RealReal - website ký gửi hàng xa xỉ - dần phục hồi từ khi dịch bùng phát. CEO Julie Wainwright cho biết tuy hơi nghịch lý, nhưng thời dịch, rất nhiều tín đồ thời trang nữ đặt mua túi xách trên The RealReal, phần lớn là thiết kế đắt đỏ từ Louis Vuitton, túi Birkin Hermes hay Chanel. Theo cô, nguyên nhân có thể là các hãng này đóng nhiều cửa hàng và giá thành sản phẩm tăng cao.
CEO The RealReal cho biết không còn phong cách táo bạo lẫn xu hướng logocentric, thay vào đó người dùng chú trọng thời trang tiện lợi khi làm việc tại nhà. Áo và váy thông thường đang bán rất chạy. Dường như người đã quay trở lại với phong cách đơn giản, cổ điển.
Theo Wainwright, có lẽ các cửa hàng truyền thống không thể lường trước khoảng thời gian khó khăn vì dịch bệnh. "Mô hình kinh doanh trực tuyến được sinh ra từ cuộc suy thoái. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho sự đổi mới và sáng tạo", Wainwright nói.
Vân Bùi (Theo Forbes)
Joolux là sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng, nơi cộng đồng đam mê hàng hiệu Việt có thể tham gia ký gửi, mua bán các sản phẩm cùng loạt dịch vụ hỗ trợ như: kiểm định, cho thuê và sửa chữa, phục hồi hàng hiệu. Người tiêu dùng và độc giả có thể đóng góp ý kiến dưới mỗi bài viết để cùng chia sẻ, kết nối với cộng đồng yêu thích hàng hiệu và thời trang cao cấp. |