
Kinh đô Vạn Lại nằm trên quả đồi nhỏ, nay là rừng cao su và trụ sở UBND xã Thuận Minh, đài tưởng niệm liệt sĩ...

Toàn bộ điện miếu, lăng tẩm, hành cung ở cả hai vùng Vạn Lại, Yên Trường hầu như biến mất, chỉ còn hai cặp linh vật voi đá và ngựa đá nằm dưới cánh rừng cao su của người dân địa phương.

Bốn pho tượng được đặt đối xứng nhau, hai tượng voi còn khá nguyên vẹn, còn tượng ngựa đã bị đập phá một số bộ phận.

Một chân đá tảng lành lặn được tìm thấy cạnh bốn pho tượng voi ngựa ở xã Thuận Minh.

Những chứng tích khác như giếng mắt rồng (hai chấm hình tròn), đàn tế nam giao, trường thi... hơn 500 năm trước đã bị cây cỏ, đồng ruộng che lấp.

Theo người dân địa phương, giếng mắt rồng xưa không bao giờ cạn nước, được sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu cho cả vùng đồng bằng rộng lớn ở Thuận Minh, nhưng sau nhiều năm không được nạo vét khơi dòng, hiện đã cạn trơ đáy vào mùa khô.

Vị trí được xác định là trường thi nhà Hậu Lê ở Vạn Lại hiện giờ là khu đất của trường Tiểu học Thuận Minh.

Trên mảnh đất hơn 1.200 m2 của gia đình ông Trần Đình Thành ở thôn 2 Yên Trường, xã Thọ Lập, ngoài pho tượng phỗng quỳ bằng đá, còn chân đá tảng (dùng kê các chân cột trong hành dinh xưa) được tìm thấy vào đợt khai quật khảo cổ năm 2021.

Trong khu vườn của gia đình ông Thành và hàng xóm còn có nhiều chân tảng bằng đá xanh đục đẽo vuông vức nằm rải rác khắp nơi.

Hai tảng đá vuông vức trên con đường liên thôn ở Yên Trường, Thọ Lập.

Theo đại diện chính quyền địa phương, đợt khai quật khảo cổ năm 2021, tại cả khu vực Vạn Lại và Yên Trường, các nhà sử học tìm thấy nhiều kết cấu nền móng...

Những mảnh gạch ngói, bình sành sứ, tiền đồng... được nhận định là dấu vết kinh đô kháng chiến xưa của nhà Hậu Lê.