Giải đấu cuối năm quan trọng với Nguyễn Thị Kim Cương khi nữ VĐV đã dành nhiều thời gian tập luyện với mong muốn vượt qua thành tích bơi 2km, chạy 21km trong 2 tiếng 32 phút 3 giây lập năm ngoái. Đây cũng là dịp để cô kiểm chứng sự phát triển bản thân và khép lại một năm thành công. "Mục tiêu của tôi không gì khác ngoài chức vô địch nhưng theo cách mạnh mẽ hơn nữa", VĐV 24 tuổi chia sẻ trước thềm giải đấu.
Một tháng trước giải, VĐV của tuyển ba môn phối hợp Việt Nam duy trì lịch tập nặng với hai buổi mỗi ngày, 5-6 ngày mỗi tuần. Sáng là bài tập bơi 3-4km, chiều chạy bộ tích lũy khoảng 50-60km mỗi tuần hoặc đạp xe. Xen lẫn những ngày riêng biệt là các buổi kết hợp hai, ba môn để cơ thể thích nghi với điều kiện thi đấu.
So với cách đây một năm, thời điểm tham gia DNSE Aquaman Vietnam 2023 tại Phan Thiết, cường độ tập luyện của Kim Cương tăng lên khoảng 30%. Do đó, kỳ vọng thành tích của cô cũng tăng theo. Hơn nữa, năm ngoái
Giải ngày 1/12 là lần đầu triathlete sinh năm 2000 thi đấu tại Hồ Tràm. Hỏi nhiều người quen, Kim Cương nhận đánh giá vùng biển dễ bơi khi có bãi cát dài, thoải, ít sóng. Thời tiết tháng 12 khá lý tưởng, khó có khả năng xảy ra mưa bão. Vốn là người miền Nam nên gần như nữ VĐV không lo lắng về yếu tố thời tiết. Trên bờ, hạ tầng đường sá ở khu vực này khá rộng, thoáng, đa dạng địa hình và phù hợp nhiều cự ly.
Đã trải nghiệm giải năm ngoái, nhà vô địch đánh giá cao công tác tổ chức từ khâu hỗ trợ đường bơi, khu vực chuyển tiếp lẫn phân luồng, tiếp sức cho phần chạy. Trạm nước nhiều, đầy đủ trái cây, điện giải là điểm giúp Cương yên tâm khi chạy là điểm khiến cô chưa quá tự tin. "Ban tổ chức hỗ trợ tốt ở mọi mặt. VĐV chỉ cần có sự chuẩn bị thật tốt để bung hết sức mà thôi", Kim Cương nói.
Kinh nghiệm thi đấu của Kim Cương là phải tiết kiệm sức ở phần bơi, chỉ bung khoảng 90% khả năng. Đây là điều cần thiết nhằm "dự phòng" năng lượng cho phần chạy dài nhất là khi thi đấu lúc mặt trời đã lên cao. Với những VĐV không chuyên hoặc lần đầu thi đấu, phần bơi chỉ nên chiếm khoảng 50-60% công suất.
Nạp gel, muối cũng là yếu tố quan trọng khi thi đấu hành trình dài. Nhà vô địch sẽ nạp một gói gel 15 phút trước khi xuất phát, thêm một gói lúc chuyển tiếp để có năng lượng cho phần chạy. Khi chạy được 10km, Kim Cương sẽ tiếp tục nạp để duy trì sức bền cho đoạn bứt tốc cuối cùng.
Năm ngoái, VĐV quê Cần Thơ hoàn thành bơi 2km trong 34 phút 41 giây, chạy 21km trong 1 tiếng 53 phút 41 giây. Cô bỏ xa người về thứ nhì Hoàng Thị Lành 14 phút 44 giây.
Xuất thân từ vận động viên xe đạp chuyên nghiệp, Nguyễn Thị Kim Cương bắt đầu tập ba môn phối hợp triathlon (bơi - chạy - đạp xe) từ tháng 9/2022 vì muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ. VĐV 24 tuổi nhanh chóng chứng minh năng lực qua nhiều giải quốc nội, được gọi vào đội tuyển dự SEA Games 32.
Chức vô địch DNSE Aquaman Việt Nam năm ngoái là cột mốc khó quên của Kim Cương, đánh dấu bước tiến trong sự nghiệp. Cô cho biết thành tích giúp tự tin hơn trong hành trình phát triển năng lực. Từ đầu năm đến nay, triathlete chinh phục nhiều giải đấu, nổi bật là thành tích về nhất hạng mục VĐV quốc nội tại giải Ironman 70.3 Vietnam vào tháng 5,
DNSE Aquaman Vietnam mùa thứ ba diễn ra ngày 1/12 tại Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu) dự kiến thu hút 2.000 người. VĐV tranh tài các cự ly Sprint Aqua (bơi 500m, chạy 5km), Half Aqua (bơi 1km, chạy 10km) và Aquaman (bơi 2km, chạy 21km). Công ty Cổ phần chứng khoán DNSE tiếp tục là đơn vị đồng hành, đồng tổ chức giải đấu.
Hoài Phương