Thứ tư, 30/6/2021, 10:00 (GMT+7)

Trong căn phòng rộng chừng 30m2, đội ngũ chăm sóc khách hàng Best Express bưu cục Phú Xuyên, Thường Tín, Hà Nội tập trung cao độ, vừa đối soát đơn hàng, vừa trả lời các cuộc gọi tư vấn, thắc mắc. Phía bên ngoài, các nhân viên giao hàng đang xếp những gói đồ vào giỏ chuyên dụng, chuẩn bị lên đường. Anh Nguyễn Duy Thưởng- quản lý bưu cục không quên dặn nhân viên cẩn thận đi lại và dúi thêm mấy chai nước lạnh mang theo.

Gần một tháng qua, Hà Nội liên tục đón những đợt nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời có khi đo được gần 60 độ. Trong khi mọi người đều tìm cách né tránh ra đường thì đội ngũ giao hàng của anh Nguyễn Như Thưởng vẫn cần mẫn chạy di chuyển khắp các ngõ ngách của Thủ đô để trả đơn hàng theo yêu cầu của khách. Mồ hôi chảy ròng ròng, đôi mắt nheo lại vì nắng, vội vã giao đồ để tiếp tục lên đường nhưng sau tất cả, những con người ấy vẫn thầm biết ơn vì "còn có việc để làm".

Một năm trước, trong khi "lang thang" trên mạng, anh bắt gặp tin tức về mô hình nhượng quyền bưu cục của Best Express. Sau cuộc điện thoại kéo dài gần 10 phút với người tư vấn của Best, anh nhận ra thời cơ đã đến.

"Thương mại điện tử và chuyển phát nhanh là hai ngành tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong thời dịch. Tiếp cận với mô hình nhượng quyền bưu cục của Best tôi nhận thấy mô hình này rất tiềm năng. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng: hoặc là bây giờ, hoặc là không bao giờ", anh kể lại.

Quyết định khởi nghiệp ở độ tuổi không còn trẻ, lại là một lĩnh vực hoàn toàn mới, anh Thưởng cũng đắn đo, suy nghĩ nhiều ngày. Từ bỏ 20 năm gắn bó với đam mê đầu đời - nghề kiến trúc không phải là điều dễ dàng nhưng bằng sự quyết tâm, nhìn thấy cơ hội trong lĩnh vực này, lại được người vợ trẻ ủng hộ, anh Thưởng quyết định đến với logistic.

"Hai mươi năm theo nghề kiến trúc là hai mươi năm tôi ăn ở cùng những dự án, không có nhiều thời gian cho gia đình. Nhưng nếu thành công với lĩnh vực mới, tôi sẽ được ở bên vợ, con nhiều hơn", anh Thưởng chia sẻ một trong những lý do đến với công việc hiện tại.

Những ngày đầu bắt tay vào công việc, anh Thưởng trực tiếp tham gia vào tất cả các khâu từ điều phối, lái xe, đi lấy hàng đến đi giao phát hàng, chăm sóc khách hàng. Khi làm shipper, bản thân anh thấu hiểu được niềm vui khi trao thành công những gói hàng tới tay khách, đồng thời, cũng cảm nhận được sự vất vả khi rong ruổi trên mọi nẻo đường.

Theo anh Thưởng, logistics là những nền tảng hậu cần phục vụ cho sự phát triển của kinh tế xã hội, đặc biệt trong thời đại công nghệ số. Sự lên ngôi của thương mại điện tử, mua bán online đã đem lại nhu cầu lớn về vận chuyển hàng hoá. Anh nhận thấy chuyển phát nhanh sẽ là bệ phóng đưa nền thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển.

Riêng về mô hình nhượng quyền bưu cục, khi tham gia, anh được đơn vị nhượng quyền chuyền giao nguồn khách hàng từ các sàn thương mại điện tử, thừa hưởng mạng lưới dịch vụ sẵn có cũng như các công nghệ quản lý và giám sát vận hành, đồng thời được hỗ trợ triển khai các hoạt động quảng bá thương hiệu.

"Đó là nguồn tài nguyên, giúp tôi thêm thuận lợi và yên tâm phát triển bưu cục", anh Thưởng khẳng định.

Đá chéo sân từ kiến trúc sang giao hàng, anh Thưởng gặp không ít khó khăn. Bắt đầu từ con số 0, anh không biết phải chuẩn bị những gì, xây dựng bưu cục ra sao, tuyển nhân viên như thế nào. Nhưng, được đội ngũ tư vấn của đơn vị nhượng quyền hướng dẫn kỹ, thậm chí xuống tận bưu cục, sát cánh mỗi ngày để hướng dẫn, anh Thưởng dần tự làm chủ và phát triển bưu cục.

Tháng 6/2020, bưu cục đầu tiên tại 229 Phú Xuyên, Thường Tín, Hà Nội ra đời. Bốn tháng sau, anh Thưởng tự tin mở bưu cục thứ hai tại Tô Hiệu, Thường Tín và mới đây là bưu cục thứ ba hồi tháng 5 tại Lam Phong, Phú Xuyên, Thường Tín. Từ 6 nhân viên ngày thành lập bưu cục đầu tiên, đến nay FC của anh Thưởng đã thu hút gần 50 người, gấp gần 8 lần.

Để quản lý và vận hành tốt cả ba bưu cục, anh Thưởng đã nghiên cứu và đưa ra những quy trình làm việc cho từng vị trí công việc cùng với việc xây dựng chính sách khoán lương thưởng cụ thể.

Bưu cục của anh Nguyễn Như Thưởng hiện là một trong những FC nằm trong top đầu về sản lượng đơn hàng tại khu vực Hà Nội. Lượng khách hàng cũng tăng đáng kể sau một năm, trong đó có khoảng 200 shop là khách hàng thân thiết, không kể khách lẻ. Anh cho biết, mỗi ngày, nhân viên của ba bưu cục giao khoảng 2.500 đơn hàng, tháng cao điểm lên tới 3.000 đơn. Trung bình, mỗi tháng, ba bưu cục của anh có khoảng 75.000 đơn, mang lại doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng. So với những ngày mới bắt đầu, doanh thu hiện nay đã tăng gấp 6 lần.

Anh Thưởng cũng cho biết, dù phát triển trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhưng việc kinh doanh của anh không bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí có phần khởi sắc vì nhu cầu mua bán online của mọi người tăng cao, hạn chế tiếp xúc.

Kiến trúc sư bỏ 20 năm làm nghề để khởi nghiệp logistics
 
 

Sau hơn một năm gắn bó với Best Express, cựu kiến trúc sư nhận thấy thành công lớn nhất là nắm bắt được cơ hội làm chủ. "Tôi được tự mình làm chủ mô hình bưu cục thông minh, hiện đại, làm chủ thương hiệu nổi tiếng, có quy mô hoạt động toàn cầu, được phát triển ngành chuyển phát nhanh tại địa phương mình một cách bài bản. Bên cạnh đó là cơ hội kết nối và học hỏi các anh em từ các bưu cục trên khắp toàn quốc, giúp tôi mở rộng mạng lưới quan hệ đồng thời có cái nhìn sâu rộng hơn về ngành chuyển phát nhanh", anh Thưởng nhận định về kết quả đầu tư sau một năm.

Anh Nguyễn Như Thưởng đặt mục tiêu đưa chuyển phát nhanh Best Express trở thành thương hiệu hàng đầu trong khu vực Thường Tín. "Tôi tin rằng với các tài nguyên sẵn có cùng chính sách kinh doanh hợp lý và nỗ lực mang lại cho khách hàng dịch vụ hiệu quả, tôi sẽ từng bước xây dựng và phát triển thành chuỗi bưu cục hàng đầu Thủ đô", anh nói.

Nội dung: An Nhiên - Thiết kế: Thái Hưng.