Thứ sáu, 29/3/2024
Thứ năm, 11/4/2019, 00:00 (GMT+7)

Kiến trúc đa văn hóa trong công trình 110 tuổi của Sài Gòn

Thiết kế dạng lầu chuông đúc cao, trụ sở UBND TP HCM tạo ấn tượng bởi các phù điêu mang biểu tượng Pháp và hệ thống cửa vòm, cột La Mã.

Là một trong 17 công trình hơn 100 năm tuổi của TP HCM, trụ sở UBND TP HCM (86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1) do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế và xây dựng từ năm 1989 đến 1909. Thời Pháp thuộc, tòa nhà có tên Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là tòa đô chánh Sài Gòn - nơi làm việc và hội họp của chính quyền. Từ sau năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của UBND TP HCM.

Theo nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng, tòa đô chánh Sài Gòn lấy hình mẫu từ tòa thị chính ở Paris theo phong cách Phục Hưng. Công trình thiết kế theo dạng lầu chuông đúc cao - kiểu kiến trúc phổ biến ở miền Bắc nước Pháp. Phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối, bên trái và bên phải tòa nhà thấp hơn so với các phần còn lại.

Thiết kế mặt đứng công trình có sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc châu Âu như bố cục mặt bằng kiểu Phục Hưng, trang trí kiểu baroque và rococo, cửa sắt kiểu art - nouveau... 30m mặt tiền trích dẫn hầu hết các yếu tố tạo thành phong cách kiến trúc thời Đệ tam Cộng hòa Pháp (1870-1940) như tháp chuông, tràng hoa, huy hiệu... Các chi tiết trang trí mang độ tinh xảo cao.

Chính giữa mặt tiền là một kiểu trang trí đắp nổi có hình dáng một người phụ nữ mạnh khỏe và 2 đứa bé đang chế ngự thú dữ, 2 bên cũng là 2 bức phù điêu hình người phụ nữ. Đây là 3 cụm điêu khắc mang phong cách cổ điển thường xuất hiện tại những tháp tòa thị chính của Pháp. Dựa trên hệ thống hình tượng và đặc trưng của phần lớn các tòa thị chính Pháp, bộ 3 phù điêu trên tòa nhà UBND TP HCM là hình tượng nhân cách hóa nữ tính về một Marianne - hiện thân cho Cộng hòa Pháp, biểu hiện cho những giá trị tự do - bình đẳng - bác ái.

Hình tượng nữ thần Marianne bác ái đặt ở trọng tâm dưới tháp chuông và trên trán tường tòa nhà. Marinanne trong tư thế và trang phục Phrygia, gần giống với tượng nữ thần chiến thắng Samothrace, tà áo bay linh động hài hòa với tất cả chi tiết trong cụm điêu khắc. Hình ảnh đứa trẻ chế ngự 2 con sư tử ách chung với nhau cũng nhằm thể hiện thuộc tính về sự bác ái.

Trên trán tháp bên phải là Marianne của tự do với tay dựng thanh gươm (biểu tượng công chính) và tấm bia luật, chim câu hòa bình đậu trên mũ tự do Phrygia. Một nhánh cọ biểu tượng cho sự chiến thắng, còn khẩu đại bác và cây súng dưới chân nhắc đến cuộc cách mạng Pháp. Marianne ngực trần như nữ thần tự do trong tranh của Delacroix.

Marianne bình đẳng, đội vành nguyệt quế, sau lưng là cụm olive tươi tốt, tay cầm cuộn sách có trục, bên dưới là cây tích trượng của thần Hermes (tượng trưng sự truyền tin, hướng dẫn và cứu chữa), dưới chân là đống lúa mì với cái liềm gặt.

Mũ tự do Phrygia, vành nguyệt quế và nhà cách mạng là những biểu tượng được lặp lại trên mặt tiền tòa nhà.

Bên cạnh kiến trúc tổng thể và các phù điêu mang đậm nét văn hóa Pháp, công trình còn thể hiện sự giao hòa với kiến trúc Italy giai đoạn Phục Hưng, thể hiện ở 2 lầu chuông 2 bên được bổ sung sau này. Ngoài ra, nét kiến trúc Italy còn thể hiện có hàng cột tròn theo thức cột Corinth (một trong 3 kiểu cột cơ bản của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại) chống đỡ phần trung tâm của lầu một, được xen kẽ với các cửa vòm cung, tạo sự thông thoáng, mềm mại cho tòa nhà. Do kết hợp đa phong cách, tòa nhà từng bị ví như người phụ nữ mang quá nhiều trang sức.

Cổng chính là hệ thống gồm 5 cổng nhỏ hình vòm liên tiếp nhau, làm bằng sắt uốn hình hoa cầu kỳ, đặt ngay giữa tòa nhà. Cổng phụ ở mặt tiền là lối cho xe hơi chạy thẳng vào sân trong tòa nhà. Các mô - tip trang trí trên cổng phụ khá đơn giản với những tràng hoa cách điệu.

Bên trong tòa nhà UBND TP HCM trang trí rất đa dạng và cầu kỳ do nghệ nhân Ruffier đảm nhiệm. Từ cổng chính dẫn vào sảnh lớn giữa tầng trệt, hướng thẳng đến cầu thang dẫn lên lầu một.

Nội thất trang trí phong phú, đầy khắp các bức tường và trần nhà với rất nhiều những bó hoa hay vòng hoa, lá cọ, cành nguyệt quế, ruy băng, tranh kính nhiều màu sắc hay những bức họa trên trần... rất thời thượng lúc bấy giờ.

Những năm 1990, nhiều trụ đèn được lắp đặt để chiếu sáng bên ngoài tòa nhà. Năm 2005, trong quan hệ hợp tác với TP HCM, các chuyên gia ánh sáng của thành phố Lyon đã thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng nghệ thuật làm cho tòa nhà càng thêm rực rỡ.

Lộc An
Ảnh: Hữu Khoa

Với mong muốn kiến tạo nên một công trình có giá trị kiến trúc - văn hóa - lịch sử tương tự những công trình trăm tuổi tại TP HCM hiện nay, nhà phát triển công trình xanh Phúc Khang Corporation đã phát triển dự án Rome by Diamond Lous. Dự án mô phỏng kiến trúc tòa thành Rome (Italy cổ đại) với các biểu tượng đặc trưng như hàng cột La Mã uy nghi, mái vòm Roman cách điệu và điểm nhấn là chum trên đỉnh tòa nhà như một viên ngọc lục bảo đính trên đỉnh vương miện.

Tọa lạc ngay điểm giao nhau của hai trục đường lớn Mai Chí Thọ và Đồng Văn Cống (quận 2, TP HCM), dự án xây dựng theo tiêu chuẩn xanh của Phúc Khang cùng sự đồng hành của các thương hiệu lớn trong nước và quốc tế như kiến trúc sư người Italy Aldo Zoli Lo Prinzi - thành viên Hội kiến trúc sư Rome (cố vấn cấp cao về thiết kế kiến trúc của Phúc Khang Corp), Coteccons (tổng thầu xây dựng), DP Architect, Mai-Archi, TTID (tư vấn thiết kế), Landmarks (thiết kế cảnh quan), UL - Mỹ (thẩm duyệt an tòan phòng chống cháy nổ), CBRE (quản lý vận hành tòa nhà)...