Theo các nhà khoa học, sự phát triển ngôn ngữ cũng là thước đo thông minh của bé, được gọi là trí thông minh ngôn ngữ (Verbal IQ). Cha mẹ hãy tận dụng mọi cơ hội có được để trò chuyện với con. Học ngôn ngữ từ ba mẹ và người xung quanh là cách học duy nhất của bé.
Mẹ có thể nói những câu đơn giản, thường xuyên như "Chào con!", "Mẹ đây!", "Con đói bụng phải không?", "Mình tắm nhé!", 'Ngủ ngoan nào!"… để dạy bé học nói ngay từ khi lọt lòng. Nói chuyện với con bằng gương mặt và giọng nói giàu tính biểu cảm, lặp đi lặp lại thường xuyên những thông điệp quen thuộc khi cho con ăn, khi tắm, khi mặc quần áo, khi bé mới thức dậy… sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ rất nhanh.
Ngay từ khi một tháng tuổi, bé đã biết chú ý lắng nghe và dõi theo những động tác của mẹ,vì vậy dù chưa nói được nhưng bé có thể tương tác với mẹ khi nghe mẹ nói và cười với mình. Thông thường, khi được 6 tháng bé có thể gọi "Ba, ba, mama" hay một số âm tiết đơn giản như "ê, a" khi "giao tiếp" với người lớn. Từ 9 tháng tuổi, bé có thể nói được những từ đơn giản, thực hành theo những yêu cầu của mẹ như "nheo mắt", "làm mưa", "lắc đầu", "vỗ tay" hay cười khi mẹ gọi tên… Trước 3 tuổi, bé đã có vốn từ vựng tương đương 300 từ để trò chuyện và có thể "lý sự" với người khác.
Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ phát triển trí thông minh ngôn ngữ của bé:
- Khi bé 12-18 tháng: Mẹ hãy dạy bé gọi tên các bộ phận của cơ thể hay những đồ vật xung quanh. Cha mẹ nên nói với bé một cách chậm rãi, rõ ràng và sửa cách phát âm cho bé nếu bé nói chưa đúng. Mẹ cũng có thể chọn những loại sách có tranh đơn giản, in đẹp với nhiều màu sắc để đọc và tạo cảm hứng cho bé.
- Khi bé 18-24 tháng: mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho bé nghe, điều đó sẽ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ rất hiệu quả. Khi đọc, mẹ hãy chú ý thay đổi giọng đọc và làm hành động minh họa theo các nhân vật trong truyện để giúp bé hiểu rõ và tạo cảm hứng cho bé. Cha mẹ cũng không nên ép bé nếu bé có dấu hiệu chán hay mất tập trung. Thêm vào đó, mẹ cũng cần dạy bé yêu những câu mệnh lệnh đơn giản, khuyến khích bé nhắc lại các câu ngắn. Thường xuyên trò chuyện, chơi đùa, tâm sự với bé giúp bé kích hoạt khả năng ngôn ngữ.
- Khi bé 24-36 tháng: Mẹ cần đọc, kể truyện và tập cho bé bắt chước kể lại những câu truyện ngắn mẹ đã kể. Mẹ cũng nên tạo điều kiện cho bé giao lưu, tiếp xúc với những trẻ khác. Nhu cầu được giao tiếp với các bạn của trẻ là rất lớn. Khi bé học cách chia sẻ (hay đòi hỏi), bé cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó. Nếu như bé được chơi đùa với bạn bè, bé sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác của bé thành lời. Vì thế, mẹ nên dẫn bé đến các sân chơi hay công viên và khuyến khích bé giao tiếp với những bạn khác nhé.
30 nghiên cứu lâm sàng chuyên sâu về DHA của công ty Mead Johnson Nutrition cho thấy DHA có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển khả năng nhận thức của trẻ ở những năm đầu đời. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Eileen E Birch (thuộc Tổ chức nghiên cứu về thị giác - Mỹ) năm 2007, trẻ được bổ sung đúng hàm lượng DHA sẽ có chỉ số IQ ngôn ngữ và thị lực tương đương với nhóm bú sữa mẹ lúc 48 tháng tuổi. Ngoài ra, nhóm trẻ được nuôi bằng sữa có bổ sung DHA 17mg trên 100kcal và ARA 34mg trên 100kcal có điểm IQ ngôn ngữ cao hơn 6 điểm so với nhóm đối chứng không được cung cấp DHA theo hàm lượng trên. Đó là bởi DHA giúp tăng cường sự kết nối các tế bào thần kinh, giúp cho việc lưu trữ, ghi nhớ thông tin tốt hơn. Sự cải thiện khả năng ngôn ngữ của bé cũng được tái khẳng định nhiều lần trong nghiên cứu khác của tiến sĩ Sheila M.Innis năm 2001.
Ngọc Bích